Hôm nay,  

Ngậm Ngãi Tìm Trầm

04/04/200500:00:00(Xem: 5515)
Bạn,
Khánh Hòa là xứ Trầm hương. Trầm hương Khánh Hòa đã đi vào sử sách. Bởi ngày xưa, vùng đất này có mật độ trầm hương dày đặc. Qua thời gian khai thác, trầm hương trên rừng núi Khánh Hòa hầu như không còn nữa. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân bắt đầu trồng lại cây dó, kích ứng cho nó tạo trầm. Báo Khánh Hòa viết về chuyện đi tìm trầm ở Khánh Hòa qua đoạn ký sự như sau.
Những năm đầu thập kỷ 80, chuyện đi tìm trầm rất phổ biến ở nhiều địa phương. Giấc mộng làm giàu từ trầm hương đã thôi thúc dân điệu (người đi tìm trầm) vác ba lô lên đại ngàn. Thời kỳ này, dân điệu nhiều vô kể, cứ bước ra đường là thấy ngay từng tốp dăm bảy người ba lô sẵn sàng lên núi.
Khởi đầu, những người đi điệu chỉ khai thác vùng rừng núi ở Khánh Hòa (vùng có nhiều cây dó) như: Hòn Lớn, Hòn Dù, rừng Sông Giang, vùng núi Tà Mụ... Nhưng rồi rừng dó không còn kịp lớn, dân điệu chuyển từ núi này sang núi khác ở các tỉnh xa hơn để tìm kiếm. Ông Nguyễn Dài (xã Ninh Phụng - Ninh Hòa) - người thâm niên gần 20 năm tiến sâu vào đại ngàn tìm trầm hương nhớ như in từng chuyến đi tìm trầm của mình. Hồi trước, khi mới tập tễnh vác ba lô theo các bậc "trưởng lão", ông đã học được nhiều điều từ dân điệu như: cách xuyên rừng, cách chặt cây, xỉa trầm... Bây giờ ngẫm lại, ông Dài thấy chuyện tìm trầm là đầy hiểm nguy nhưng cũng đầy thú vị.

Hành trang của dân điệu bắt đầu bằng một ba lô, bộ dũm (để xoi trầm) và rìu chặt cây. Trước khi lên rừng, ngoài chuẩn bị nhu yếu phẩm, dân điệu phải sắm thêm đồ dâng lễ cầu đấng linh thiêng đưa đường dẫn lối đến với trầm kỳ... Trong rừng, dân điệu thường chia tốp nhỏ từ 4 đến 6 người (gọi là bầu) để tìm kiếm. Ông Dài nhớ đời chuyến vượt rừng Sông Bé (miền Nam) năm 1988. Một chuyến đi thất bại trở về trong đói khát. Nhưng cũng có chuyến vô mánh tại khu vực đồi Đức Mẹ (Bảo Lộc - Lâm Đồng) năm 1996. Chỉ trong 8 ngày đi lẫn về, cả bầu 5 người thu hoạch được 6kg kỳ nam, bán với giá 236 triệu đồng...
Bạn,
Báo KH viết tiếp: chuyện đi tìm trầm thuộc nhiều vào sự may mắn. Trên thực tế, có người đi hoài mà chẳng trúng đậm được lấy một chuyến, thậm chí chưa hề tìm được kỳ nam hoặc trầm xịn dù chỉ là số ít. Những loại trầm dân điệu mang về từ núi thường là trầm loại 5, loại 6. Nghe qua dân điệu, nhiều người vẫn tưởng sẽ rất "hời" khi vượt đại ngàn tìm trầm hương. Thế nhưng, đằng sau những chuyến điệu là bao gian nguy, trắc trở tiềm ẩn nơi rừng thiêng nước độc. Những căn bệnh sốt rét rừng kinh niên, tai nạn nghiệt ngã có thể cướp đi sinh mạng con người mọi lúc, mọi nơi. Nguy hiểm rất nhiều, song ma lực trầm kỳ vẫn thôi thúc nhiều người "ngậm ngãi" đi sâu hơn vào đại ngàn, ai cũng mong kiếm được một ít "vốn liếng hời". Cái "của trên trời rơi xuống" đã cho một số dân điệu trúng rất đậm, nhưng "ăn của rừng rưng rưng nước mắt" nên "của thiên trả địa" rồi "tán gia bại sản".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.