Hôm nay,  

VN Sẽ Cấm iPhone, Samsung?

13/04/201700:00:00(Xem: 4273)
Bộ Công An mới đây đưa ra Dự thảo nghị định quy định nhà báo, người dân không được dùng thiết bị nguỵ trang ghi âm, ghi hình, Câu hỏi nên nêu thêm: Bộ Công An VN sẽ đi xa tới mức sẽ cấm tất cả các điện thoại ghi hình, ghi âm?

Cũng có cán bộ không đồng ý...

Báo Tiền Phong trong bản tin “Rà soát tính hợp hiến của quy định cấm ngụy trang ghi hình” ghi ý kiếncủa Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu rà soát các căn cứ pháp lý để xem quy định cấm nguỵ trang để ghi âm, ghi hình có hợp hiến, hợp pháp không.

Tại Hội nghị giao ban công tác thông tin, tuyên truyền giữa Ban Thường trực Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam với lãnh đạo các tổ chức chính trị, xã hội ngày 12/4, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam “dẫn ra vụ việc bác sĩ David Dao bị an ninh hàng không của hãng United Airlines lôi xuống khỏi máy bay, ông Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề: Vì sao công luận và truyền thông lại biết được sự việc này? Là bởi vì hành khách đi cùng sử dụng điện thoại, quay lại cảnh này, rồi tung lên mạng. Hãng hàng không sau đó phải xin lỗi và bị hàng triệu người tiêu dùng phản ứng”...”

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ ghi nhận tình hình cấm nhạc: “Cục "đổ" việc cấm ca khúc xưa là do sở đề xuất”...

Nói về 5 bài hát bị cấm lưu hành, ông Đào Đăng Hoàn, cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn, giải thích rằng Sở Văn hóa - Thể thao TP SG đề xuất tạm dừng 10 bài hát, nhưng Cục chỉ tạm dừng 5 bài. Lý do được ông Hoàn đưa ra là những bài hát này vi phạm bản quyền.

Bản tin TT kể chuyện bất ngờ là bài quốc ca hiện nay, tức là bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao cũng từng bị cấm:

“Đáp lại thắc mắc của báo chí, vì sao bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao đến năm 2009 mới được cấp phép phổ biến, ông Hoàn nói ông không biết rõ.”

Còn nhạc của Trịnh Công Sơn? Báo Dân Trí kể rằng còn nhiều ca khúc Trịnh Công Sơn bị cấm, nhưng bây giờ gỡ rào đối với bài “Nối Vòng Tay Lớn” rồi.

Bản tin DT ghi rằng tại buổi họp báo thường kỳ Quý I của Bộ VHTT&DL diễn ra chiều ngày 12/4 tại Hà Nội, đã có rất nhiều câu hỏi xoay quanh “số phận” 3 ca khúc chưa được cấp phép biểu diễn của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn gồm: Ca dao mẹ, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Đêm thấy ta là thác đổ.

Sáng 12/4, Cục NTBD đã có văn bản cấp phép phổ biến trên toàn quốc cho ca khúc “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn dựa trên đề nghị kèm hồ sơ của Trường Đại học Y dược Huế về việc cấp giấy phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975; biên bản thẩm định của Hội đồng nghệ thuật ngày 11/4/2017 và đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Băng đĩa.

Tuy nhiên, thực tế thì vẫn còn 3 ca khúc khác của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là Ca dao mẹ, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Đêm thấy ta là thác đổ vẫn chưa được cấp phép phổ biến dù 3 ca khúc này cũng đã ra từng xuất hiện trong rất nhiều chương trình âm nhạc chính thống và một số sản phẩm âm nhạc của nghệ sỹ Việt.


Chuyện Giáo sư và Phó giáo sư tràn ngập Viêt Nam, nhưng bi hài là không có bao nhiêu bài công bố ở báo quốc tế.

Báo Thanh Niên gọi đó là nghịch lý giáo sư, phó giáo sư: Sững sờ trước những con số.

GS Hoàng Xuân Phú, Viện toán học - Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cho rằng những con số mà Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố khiến bất kỳ nhà khoa học thực thụ nào cũng đều phải… sững sờ!

GS Hoàng Xuân Phú cho biết, theo báo Thanh Niên:

“Dựa vào số liệu thống kê đã được đăng tải về mức độ công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc hai danh sách mang tên ISI (tên mới là Web of Science) và Scopus của đợt xét công nhận chức danh PGS và GS năm 2016, tôi đã thu được những con số rất đáng ngạc nhiên.

Với nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, bình quân số bài ISI/Scopus của 411 người được công nhận chức danh PGS và GS chỉ là 5,76 bài/người. Còn với nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn thì bình quân số bài ISI/Scopus của 237 người được công nhận chức danh PGS và GS chỉ là 0,19 bài/người. Đó là chưa kể 7 GS và 48 PGS của nhóm ngành khoa học an ninh và khoa học quân sự không có bài ISI/Scopus nào.

...năm 2016, hai ngành giáo dục học và tâm lý học có 3 người được phong GS và 42 được phong PGS, nhưng cả 45 người ấy gộp lại chỉ có 2 bài báo ISI/Scopus! Số liệu này nói lên điều gì? Đa số các nhà khoa học trong hai ngành tâm lý học và giáo dục học công tác ở đâu? Có lẽ, với vị thế ấy, họ có tác động không nhỏ trong việc đặt ra các tiêu chuẩn cho chức danh PGS và GS ở nước ta.“

Bây giờ là lời cảnh giác về thuốc nam... Báo Infonet kể chuyện: Liệt tứ chi, ngộ độc chì vì uống thuốc nam chữa khớp 2 tháng liền...

Uống thuốc nam chữa bệnh khớp trong hai tháng khiến bệnh nhân nữ 30 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, tổn thương thần kinh…do bị ngộ độc chì.

Ngày 11/4/2017, ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm đang điều trị cho một nữ bệnh nhân 30 tuổi đến từ Chương Mỹ, Hà Đông, Hà Nội do bị ngộ độc chì và liệt rất nặng.

Bệnh nhân vào Trung tâm Chống độc từ ngày 24/3/2017 với bệnh cảnh chính là thiếu máu, hạn chế vận động, thậm chí không thể ngồi dậy, cũng không thể tự nghiêng mình được.

Người nhà bệnh nhân cho biết, vào khoảng tháng 7/2016, bệnh nhân bị đau hai bên đầu gối nên đã mua thuốc nam về uống. Sau hai tháng uống thuốc “đều đặn”, đến tháng 9/2016, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện hiện tượng yếu chân tay, xanh xao, thiếu máu, sụt cân.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài.

Coi chừng vậy... Nếu bị cấm ghi hình, ghi âm... các ông thầy thuôc nam sẽ chối biến mọi chuyện vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.