Hôm nay,  

Chùa Giữa Miệng Núi Lửa

05/04/200600:00:00(Xem: 6043)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, Người Lao Động, trong các hòn đảo vùng biển miền Trung, có đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có địa hình đặc biệt. Đảo này có năm ngọn núi vươn lên giữa biển, khum khum như những cái bếp than đá khổng lồ đã tắt. Dân địa phương bảo trong số đó chỉ mới có bốn ngọn từng nổi trận lôi đình, để lại những cái miệng há rộng đầy nham thạch. Du khách mới đến lần đầu chắc sẽ có cảm giác rờn rợn vì đang đứng ngay trong miệng núi lửa. Những khối nham thạch lớn bị hất tung lên, bắn ra phía biển nay vẫn còn nằm chơ vơ. Lên cao hơn nữa là những ngôi chùa lẩn sâu vào trong các khe núi, cỏ cây lơ thơ.

Báo Người Lao Động cho biết hiện toàn đảo có 24 ngôi chùa, am miếu. Người dân Lý Sơn nâng niu gìn giữ thế giới tâm linh của mình rất kỹ. Đường lên chùa Hang, một danh thắng, được rải một lớp đá tròn nhỏ, chạy loanh quanh giữa cánh đồng bắp xanh rờn.

Chùa này nằm sâu trong lòng khối nham thạch khổng lồ hình dáng ở thế đang phun trào. Chùa rộng 480 mét vuông, chỉ cao có 3.2 mét. Tiền thân của chùa là một ngôi đền Chăm cổ. Những tượng Chăm đã bị người Pháp đưa đi từ đầu thế kỷ 20, và dân đảo thay thế bằng bàn thờ Phật và thờ các tiên hiền của 3 tộc lớn nhất đảo. Hàng ngày vào buổi chiều, tiếng cầu kinh của vợ các ngư dân có chồng đang rong ruổi trên biển cất lên, kéo dài cho đến tận hoàng hôn, buồn da diết. Trong chùa, thỉnh thoảng lại có một giọt nước mát trên vòm hang nhỏ xuống, rồi tan giữa câu kinh.

Cũng theo báo Người Lao Động, một ngôi chùa khác là chùa Đục, cũng là một kiến trúc độc đáo ngay trên mép một nhánh nham thạch đang trào ra phía biển xanh. Điểm lạ lùng ở Lý Sơn là chỉ những người đàn ông tộc Trần đi tu mới được quyền trụ trì ở những ngôi chùa trong miệng núi lửa này. Hầu hết du khách đến đây đều vãn cảnh chùa rất lâu, ngắm không biết chán phong cảnh hùng vĩ trên những triền núi và dưới biển xanh, nơi vẫn còn đầy những tảng nham thạch khổng lồ nổi trên mặt nước. Cách nơi này 300 mét cũng lại có một am thờ những âm hồn trên cạn. Tất cả đều náu mình dưới tán những cây cổ thụ trên hai trăm tuổi.

Bạn,

Báo Người Lao Động ghi nhận rằng tại đảo Lý Sơn còn những miếu đình như: dinh thờ Bà Thiên Y Ponaga, thờ cá Ông, đình làng... và đặc biệt là Âm Linh tự, nơi triều đình nhà Nguyễn tổ chức lễ tế sống những người lính được giao nhiệm vụ đi Hoàng Sa và Trường Sa cắm mốc giữ đất, thu hồi sản vật cho triều đình. Vào những ngày đầu xuân, người dân trên đảo vẫn giữ lệ cũ, tổ chức tế lễ, cầu siêu cho họ. Và giữa đại dương, cả hòn đảo lúc nào cũng mặn chát, một cộng đồng nhỏ bé gồm những con người cả đời chiến đấu với thiên nhiên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.