Hôm nay,  

Trống Đồng Đông Sơn

03/04/200600:00:00(Xem: 6272)
Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, trống đồng là biểu tượng cho quyền uy của tộc người hoặc cá nhân thủ lĩnh của một số tộc người, nó còn là nhạc khí sử dụng trong những nghi thức thiêng liêng. Tại Việt Nam, có trống đồng Thanh Hoá gắn liền với văn hoá Đông Sơn, nền văn minh của thời đại các vua Hùng và còn trường tồn cùng với các vương triều qua nhiều thế kỷ. Báo Thanh Hóa ghi nhận về lịch sử của trống đồng Đông Sơn như sau.

Thanh Hóa là tỉnh đứng đầu cả VN về số lượng phát hiện trống đồng Heger I (trống Đông Sơn) và là địa phương đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tìm thấy trống đồng thông qua khai quật khảo cổ học. Trống đồng Heger I được phân theo các nhóm A, B, C, D có niên đại từ thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ V sau Công nguyên. Trống đồng Thanh Hóa không chỉ nhiều về số lượng, kích cỡ, đẹp về kiểu dáng, nhiều chiếc có niên đại sớm, trong số 79 chiếc trống đồng Đông Sơn tìm thấy ở địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiêu biểu nhất phải kể đến trống Quảng Xương (địa danh phát hiện trống).Trống Quảng Xương, thuộc nền văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2,500 năm. Trống Quảng Xương (do viên thuế quan người Pháp tên là Pajot mua ở Quảng Xương năm 1934), hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử VN, cao 29 cm, đường kính miệng 36.5 cm, trống được xếp vào Heger I, là loại trống xuất hiện sớm và có giá trị trong sưu tập trống Đông Sơn. Đây là chiếc trống có kích thước vừa phải, hình dáng đẹp, cân đối, tập trung hoa văn phong phú, hiện thực, trống bị vỡ thân, ngoài phủ một lớp patin màu xanh ngả xám. Cho đến nay, trong số trống Đông Sơn phát hiện được ở Thanh Hoá, chưa có chiếc nào vượt trống Quảng Xương về mọi phương diện.

Hoa văn của trống Đông Sơn được thể hiện như sau: Giữa mặt trống hình ngôi sao 8 cánh nổi dày (tượng trưng cho mặt trời toả sáng) xen giữa các cánh sao là hoa văn gạch chéo song song. Bao quanh ngôi sao là các vòng hoa văn (gồm 7 vòng). Vành hoa văn hình học gồm vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa, vạch thẳng song song. Vành đai hoa văn hình người, hình các vật gồm: hai ngôi nhà sàn đối xứng nhau, nóc nhà võng cong xuống, xen giữa là hai nhóm người hoá trang cách điệu, những người này mặc váy có vạt toả ra hai bên. Mặc đẹp và cầu kỳ là những người đang nhảy múa, họ được choàng áo lông chim và đội mũ cắm lông chim trên đầu. Vành hoa văn động vật có 6 chim, loại chim mỏ dài, đuôi dài, có mào, mình ngắn bay ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống có 3 vành hoa văn gồm vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa, có 6 hình thuyền, thuyền mũi cong dài dạng mỏ chim, trên thuyền có một số người đứng, có võ sĩ với nhiều tư thế hoạt động khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Hóa, hoa văn trên trống Quảng Xương như một thế giới của hiện thực, rất phong phú và sinh động, biểu thị nhiều trạng thái khác nhau về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Đông Sơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông nói tiếng Việt... đó cũng là điểm tuyệt vời. Năm 1996, ông là một trong những nhà ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên làm việc ở Việt Nam tính kể từ khi chiến tranh kết thúc... cũng là điểm ghi nhớ.
Tin ghi rằng vào tối 17.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.SG Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo TP có buổi gặp gỡ các Tổng lãnh sự,
Có phải chung quanh Văn Miếu Hà Nội có rất nhiều ông đồ dỏm? Và có phải chung quanh nhà nước Ba Đình có rất nhiều Tiến sĩ dỏm?
Đại đa số đều dị ứng với loa phương... Chỉ thiểu số mới haà lòng, trong đó dĩ nhiên có cán bộ điều hành loa phường. Nên bỏ loa phường chăng? Sẽ dùng email, hay dùng mạng xã hội thay cho loa phường?
Báo Kinh Tế Thủ Đô có bản tin gọi là “Đẩy mạnh dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” hôm 10/1/2017 trong đó ghi rằng Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc
SEOUL, Nam Hàn – Có 3/10 người dân Nam Hàn du lịch đơn độc trong năm ngoái khi họ đi ra ngoài nước, theo một bản phân tích.
Bi thảm là như thế... Nợ công của Việt Nam đã vượt trần, nhưng cán bộ quyền chức và giới nhà giàu vẫn xài tưng bừng.
Công an đánh người trở nên thường hơn... thậm chí khi đánh chết người, lại nói là nạn nhân chết vì chạy quá sức. Đó là một mảng trong toàn cảnh của cường hào,
Có chạy tới cùng trời cuôi đất, mình với ta cũng khó bỏ nhau? Đó là chuyện của Việt kiều, nhưng cũng là số phận của dân mình... Có lẽ, khi chưa dứt nghiệp.
Có nên bỏ Tết Âm lịch hay không? Có phải vì nghỉ Tết nhiều ngaỳ, vì ăn nhậu tưng bừng... nên nước nghèo và dân bệnh? Một số trí thức trong nước bàn chuyện nên bỏ Tết Nguyên Đán để VN giàu hơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.