Hôm nay,  

Trống Đồng Đông Sơn

4/3/200600:00:00(View: 6277)
Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, trống đồng là biểu tượng cho quyền uy của tộc người hoặc cá nhân thủ lĩnh của một số tộc người, nó còn là nhạc khí sử dụng trong những nghi thức thiêng liêng. Tại Việt Nam, có trống đồng Thanh Hoá gắn liền với văn hoá Đông Sơn, nền văn minh của thời đại các vua Hùng và còn trường tồn cùng với các vương triều qua nhiều thế kỷ. Báo Thanh Hóa ghi nhận về lịch sử của trống đồng Đông Sơn như sau.

Thanh Hóa là tỉnh đứng đầu cả VN về số lượng phát hiện trống đồng Heger I (trống Đông Sơn) và là địa phương đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tìm thấy trống đồng thông qua khai quật khảo cổ học. Trống đồng Heger I được phân theo các nhóm A, B, C, D có niên đại từ thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ V sau Công nguyên. Trống đồng Thanh Hóa không chỉ nhiều về số lượng, kích cỡ, đẹp về kiểu dáng, nhiều chiếc có niên đại sớm, trong số 79 chiếc trống đồng Đông Sơn tìm thấy ở địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiêu biểu nhất phải kể đến trống Quảng Xương (địa danh phát hiện trống).Trống Quảng Xương, thuộc nền văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2,500 năm. Trống Quảng Xương (do viên thuế quan người Pháp tên là Pajot mua ở Quảng Xương năm 1934), hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử VN, cao 29 cm, đường kính miệng 36.5 cm, trống được xếp vào Heger I, là loại trống xuất hiện sớm và có giá trị trong sưu tập trống Đông Sơn. Đây là chiếc trống có kích thước vừa phải, hình dáng đẹp, cân đối, tập trung hoa văn phong phú, hiện thực, trống bị vỡ thân, ngoài phủ một lớp patin màu xanh ngả xám. Cho đến nay, trong số trống Đông Sơn phát hiện được ở Thanh Hoá, chưa có chiếc nào vượt trống Quảng Xương về mọi phương diện.

Hoa văn của trống Đông Sơn được thể hiện như sau: Giữa mặt trống hình ngôi sao 8 cánh nổi dày (tượng trưng cho mặt trời toả sáng) xen giữa các cánh sao là hoa văn gạch chéo song song. Bao quanh ngôi sao là các vòng hoa văn (gồm 7 vòng). Vành hoa văn hình học gồm vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa, vạch thẳng song song. Vành đai hoa văn hình người, hình các vật gồm: hai ngôi nhà sàn đối xứng nhau, nóc nhà võng cong xuống, xen giữa là hai nhóm người hoá trang cách điệu, những người này mặc váy có vạt toả ra hai bên. Mặc đẹp và cầu kỳ là những người đang nhảy múa, họ được choàng áo lông chim và đội mũ cắm lông chim trên đầu. Vành hoa văn động vật có 6 chim, loại chim mỏ dài, đuôi dài, có mào, mình ngắn bay ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống có 3 vành hoa văn gồm vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa, có 6 hình thuyền, thuyền mũi cong dài dạng mỏ chim, trên thuyền có một số người đứng, có võ sĩ với nhiều tư thế hoạt động khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Hóa, hoa văn trên trống Quảng Xương như một thế giới của hiện thực, rất phong phú và sinh động, biểu thị nhiều trạng thái khác nhau về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Đông Sơn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khủng bố… Có khủng bố mức độ nhỏ, như bọn thanh niên trong xóm, có khủng bố kiểu du kích chiến tranh, có khủng bố kiểu ám sát chuyên nghiệp, và có khủng bố kiểu trách nhiệm nhà nước…
Vậy mà đã ba năm. Tính tới ngày ca nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, chàng nhạc sĩ với dòng nhạc thiết tha của người tỵ nạn đã ra đi.
Hôm 18 tháng 12 là Ngày Người di cư Quốc tế (International Migrants Day)... Nghe bùi ngùi... có vẻ như di cư đã nằm sẵn trong căn tính dân tộc...
Bản tin Nga Sputnik ghi một tin theo báo Pháp Luật cho biết rằng vào sáng 16-12, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình TP.SG tổ chức mít tinh kỷ niệm 55 năm ngày Dân số Việt Nam (26-12).
Tuyệt vời. Nhà thơ Bùi Giáng cũng là một mùa xuân của ngôn ngữ Việt, bởi vì hình như và có thể là, họ Bùi là nhà thơ tuyệt vời của những thập niên hậu thế kỷ 20,
Trong khi đó, từ 2 tuần nay, các doanh nhân Sài gòn, Chợ Lớn, hà Nội, Đà Nẵng... đã xôn xao, rủ nhau mua vàng, mua đôla, mua đất... để sẽ né trận mưa bão đổi tiền.
Điều suy nghĩ từ lâu ai cũng có, nhà nước CHXHCNVN nhiều lần đổi tiền, để đánh tư bản, và để giới quan chức và con buôn thân cận trục lợi, không lẽ lần này tránh né chuyện đổi tiền?
Việt kiều là mỏ vàng… Đúng vậy. Không phải lời của các cô gái Sài Gòn hay Hà Nội đâu… Đó là thực tế, chính phủ cũng thấy như thế. Và mùa Tết này, các mỏ vàng biết đi này sẽ rủ nhau về tưng bừng.
Bản tin nói, chuyện đau lòng này xảy ra hôm Chủ Nhật 11/12/2016, tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo đó vào thời gian này, có hai người đàn ông ăn mặc tuyềnh toàng,
Tại Việt Nam, chuyện gì cũng chậm trễ. Có phải bởi vì dân mình ưa nhậu hơn suy nghĩ, ưa chơi cờ tướng hơn là đọc sách, ưa ngồi cà phê thay vì lặn lội tìm mưu cứu nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.