Hôm nay,  

Tự Do Chống Tham Nhũng?

22/02/201700:00:00(Xem: 2514)
Việt Nam có thể chống tham nhũng được không? Hình như câu hỏi này đưa ra hoài, nhưng chưa bao giờ thấy kết thúc. Đôi khi, nhà nước trình diễn mở hội nghị chống tham nhũng…

Và bây giời, theo báo Dân Trí, Việt Nam học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của các thành viên APEC…

Bản tin Dân Trí ghi lời ông quan lớn -- ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nói: “Việt Nam thi hành luật phòng, chống tham nhũng hơn 10 năm, nhưng thành quả vẫn chưa được như mong đợi. Nhưng chúng ta không nên rơi vào trạng thái mệt mỏi. Còn có nhiều giải pháp tốt, kinh nghiệm tốt để đẩy mạnh chống tham nhũng và minh bạch hóa mà các nền kinh tế bạn trong APEC chia sẻ để chúng ta kiên trì học tập”.

Ngày 20/2, bên lề Hội thảo “Chống tham nhũng và minh bạch hóa” nằm trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất quan chức cấp cao APEC 2017 (SOM 1) và các cuộc họp liên quan đang diễn ra tại Khánh Hòa, ông Nguyễn Văn Thanh nói như thế.

Ông giữ chức lớn chứ không vừa đâu: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh với vai trò là Chủ tịch Nhóm công tác về Chống tham nhũng và Minh bạch (ACTWG) trong năm APEC 2017 cho biết, sáng kiến của Việt Nam đưa ra tại Hội thảo cũng chính là nội dung chủ đề là làm sao để tăng cường vai trò của doanh nghiệp và người dân trong chống tham nhũng. Sáng kiến của Việt Nam nhận được sự ủng hộ rất cao của các nền kinh tế thành viên APEC. Bên cạnh đó các nền kinh tế thành viên cũng chia sẻ kinh nghiệm về thu hồi tài sản tham nhũng, buôn lậu, rửa tiền...

Ông nói rằng có nhiều giải pháp, kinh nghiệm tốt của các nền kinh tế bạn như ở Hàn Quốc, người tố cáo tham nhũng được đảm bảo vẫn giữ được việc ở các cơ quan, doanh nghiệp mà họ phát hiện tham nhũng và tố cáo trong khi làm việc tại đó; đảm bảo cho người tố cáo tham nhũng không mất công ăn việc làm. Hay ở Thái Lan, Chính phủ có dự án tổ chức cho người dân đánh giá tính liêm chính của các cơ quan công quyền...

Báo Dân Trí ghi rằng:

“Nhiều đại biểu cho rằng, cần có các luật và quy định để tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra các quyết định, phân bổ ngân sách, theo dõi sự thực thi của các chính sách. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng điều này, kể cả cấp độ phường, xã. Đại diện của Singapore cho biết, nước này đã có bước tiến lớn trong minh bạch tài chính với việc tăng cường thanh toán qua tài khoản. Mua bất động sản hay các tài sản lớn ở Singapore đều rõ ràng trên mạng.

Một trong những cách thức phòng, chống tham nhũng có hiệu quả là kê khai tài sản. Tuy nhiên, theo ông Francesco Checchi - cố vấn Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc khu vực Đông Nam Á, điều quan trọng là các cơ quan pháp luật quản lý được nội dung kê khai tài sản, phải đảm bảo người kê khai phải kê đúng, kê đủ chứ không được “quên” và phải tập trung một số người lãnh đạo nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng.”

Trong khi đó, báo Thanh Tra chú ý tới phương diện “biển người chống tham nhũng”…


Nghĩa là gì? Bản tin báo Thanh Tra tựa đề “Cả xã hội vào cuộc chống tham nhũng” ghi lời ông tư lệnh:

“Trong khuôn khổ hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ nhất diễn ra tại Nha Trang, ngày 18/2, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng” (PCTN).

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết: Sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội trong đấu tranh PCTN đang ngày càng được ghi nhận đầy đủ hơn, được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ hơn tại nhiều quốc gia…

Nhận xét của Tổng Thanh tra rất đúng mực, chính xác và có sức thuyết phục cao, bởi trong thời gian gần đây một số tờ báo nêu nghi vấn khối tài sản hơn 600 tỷ đồng mà chủ sở hữu là bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương và người thân ruột thịt của bà. Ngay lập tức, Văn phòng Trung ương Đảng ban hành công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ!

Từ trước cho đến thời điểm hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức ở trong các cơ quan, đơn vị… để xảy ra tham nhũng đều thừa nhận và đánh giá cao vai trò của báo chí truyền thông trong công tác PCTN. Điều quan trọng là rất nhiều cá nhân, tổ chức biết được sai phạm trong cơ quan, tổ chức của mình, nhưng có rất nhiều lý do mà kết quả chống tham nhũng không có được ở giai đoạn cuối. Đó là lý do những dấu hiệu tiêu cực, sai phạm được cung cấp cho các cơ quan báo chí truyền thông. Và từ đó vụ việc được nêu lên, phanh phui, theo đó nhiều cơ quan chức năng khác mới vào cuộc….”

À ra, vai trò báo chí truyền thông. Nhưng báo chí có tự do chăng?

Bản tin RFA mấy tuần trước đã ghi lời Bà Sarah Repucci, giám đốc chuyên trách xuất bản toàn cầu của Freedom House, nói rằng tổ chức tiếp tục đặt Việt Nam vào tư thế một quốc gia thiếu tự do:

“Chúng tôi nhận thấy năm nay Việt Nam chẳng có thay đổi nào đáng kể so với năm ngoái, nhiều người đối lập vẫn bị bắt giữ, tiếng nói của các xã hội dân sự hay của những nhà hoạt động độc lập bị dập tắt.

Đã có lúc chúng tôi cảm thấy phần khởi thấy một vài cá nhân hoặc thành viên các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam gọi là được phép tự ra ứng cử vào quốc hội. Đáng tiếc là chưa đủ để có thể tin rằng đó là sự thay đổi tích cực và đó là Việt Nam muốn chấp nhận có sự đối lập về chính trị.

Theo đánh giá của Freedom House trong phúc trình về tự do toàn cầu 2017, 3 lãnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng. Sơ đổ về tự do toàn cầu của Freedom House năm 2017 cho thấy trong số 39 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam ở nhóm 20% những nước đang theo đuổi chính sách kiểm soát và chi phối mọi quyền tự do căn bản của công dân…”

Nhà nước ca ngợi rằng báo chí sẽ giúp chống tham nhũng, nhưng than ôi, làm gì có tự do báo chí mà mong đợi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.