Hôm nay,  

Cuộc Chiến Biên Giới

18/02/201700:00:00(Xem: 3371)
Đó là một cuộc chiến đẫm máu, tàn khốc, và Việt Nam đã giữ được lãnh thổ, đẩy lui các đợt tấn chiếm của Trung Quốc. Nhưng lại ít được nhà nước nói tới trong một thời gian dài.

Cuộc chiến kéo dài từ ngày 17 tháng 2/1979, tới ngày 16 tháng 3/1979.

Theo dữ kiện từ Wikipedia, các trận đánh diễn ra trên toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam.

Nguyên nhân bùng nổ: Căng thẳng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thập niên 1970.

Kết quả: Cả hai phía tuyên bố chiến thắng.

Cuối cùng, Trung Quốc rút quân. Việt Nam tiếp tục tham chiến ở Campuchia.

Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước.

Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc.

Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3.

-- Phía TQ

Tham chiến: 300.000-400.000+ bộ binh và 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ vận tải (theo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến). Gồm lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị.

Tổn thất: Tranh cãi, Hơn 20.000 bị giết.


Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy.

Phương Tây ước tính: ~13.000 chết.

Trung Quốc tuyên bố 6.954 chết, 14.800 bị thương.

(Nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8.531 chết, 21.000 bị thương.)

-- Phía VN

Tham chiến: 60.000-100.000. (Gồm 7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ).

Tổn thất: Tranh cãi, Khoảng 20.000 chết hoặc bị thương.

Phương Tây ước tính: ~8.000 chết.

Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết..

Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng.

Và năm 2017, tình hình tưởng niệm cuộc chiến biên giơi ra sao?

Bản tin RFI ghi nhận tình hình hôm Thứ Sáu 17/2/2017 tại Việt Nam như sau

Vào hôm nay, 17/02/2017, hàng chục người đã tập hợp trước tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm thủ đô Hà Nội để kỷ niệm 38 năm ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu của Việt Nam chống lại Trung Quốc xâm lược.

Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, những người tham gia đã đến đặt hoa và thắp nhang trước tượng vua Lý Thái Tổ, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của lực lượng cảnh sát, đã dùng loa phóng thanh kêu gọi đám đông giải tán.

AP đã trích lời một người tham gia đến dự lễ tưởng niệm bày tỏ nỗi «xúc động» trước việc còn có người nhớ đến những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc vào năm 1979, những cũng bất bình trước việc chính quyền cố gắng hạn chế những cuộc tưởng niệm công cộng.

Theo hãng AP, chính phủ Việt Nam không có hoạt động chính thức nào đánh dấu sự kiện này, và cố gắng giới hạn các cuộc biểu tình phi chính thức. Thế nhưng các phương tiện truyền thông báo chí như đã được phép đề cập đến sự kiện này một cách rộng rãi.

Nhân dịp này, AP nêu bật: báo điện tử Vnexpress hôm nay đã nêu lên một thực tế là cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu và hủy diệt do Trung Quốc khởi động đánh vào Việt Nam, lại hiếm khi được đề cập trong một thời gian dài trước đây, và chỉ chiếm vỏn vẹn 11 dòng trong một quyển sách giáo khoa trung học.

Xin góp một nén nhang trong tâm hồn để vinh danh các chiến sĩ đã gìn giữ lãnh thổ quê nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.