Hôm nay,  

Cù Lao Của ‘thần Đèn’

09/06/200400:00:00(Xem: 5358)
Bạn,
Trên địa bàn tỉnh An Giang, tại Cù lao Ông Chưởng,huyện Chợ Mới, có gần 30 nhóm chuyên nghề "đội, kê kích, di dời nhà cửa" và các công trình kiến trúc. Gần 10 năm qua, họ đã di dời cả ngàn căn nhà khắp miền Tây. Cư dân địa phương gọi cù lao này là cù lao của những thần đèn. Báo Người Lao Động viết như sau.
Tại xã Long Điền B, chủ tịch xã Nguyễn Thành Trung cho biết: "Ở xã này không hiểu sao nhiều người nhảy ra làm "thần đèn" quá. Tính sơ sơ có 10 nhóm đang hoạt động, nổi tiếng nhất là các ông Chín Cọp, Tám Bé, Ba Na, Hai Liêm. Mấy tay này đi tối ngày". Viên chức nàybấm điện thoại liên hệ với mấy ông "thần đèn" rồi bảo: "Ba Na, Chín Cọp, Tám Bé đi dời nhà thiên hạ hết rồi, chỉ gặp được có một mình Hai Liêm thôi".Không ai ngờ ông "thần đèn" từng di dời hơn 150 căn nhà lớn, nhỏ khắp xứ lại cùng vợ con tá túc trong một túp nhà lá te tua bên bờ sông Ông Chưởng ở ấp Long Thành. Hai Liêm (Đặng Văn Liêm) đã 45 tuổi nhưng nhìn còn trẻ, tóc đen nhánh, tác phong nhanh lẹ, có gần chục năm trong nghề. Hai Liêm cười khà khà, kể: Trước kia mấy ông "thần đèn" ở Long Điền B đều là nông dân thứ thiệt, không ông nào học hết lớp 9. Năm 1994, huyện vận động mở rộng Hương lộ 1 từ 4 m lên 8 m, hàng trăm hộ dân sống hai bên đường nháo nhác. Lúc đó, mấy ông Chín Cọp, Tám Bé, Ba Na không đành lòng đập nhà nên chạy qua Đồng Tháp học nghề dời nhà (do xem ti vi mà biết có thầy), xong về trần lưng ra dời nhà mình. Lối xóm thấy dời được nên kéo đến thuê làm, vậy là ra nghề "thần đèn".

Hai Liêm từng làm thuê cho nhà máy xay lúa, lúc thuê đất làm ruộng thì bị phèn lỗ nặng phải chuyển sang nghề cưa cây mướn. Đến khi mấy ông "thần đèn" ra nghề bèn xin đi theo phụ việc vài tháng là rành rẽ nên về mở nhóm riêng. Hai Liêm khoe: "Hồi mới ra nghề tụi tôi chỉ dám dời nhà sàn, nhà ván cho bà con trong xóm. Bây giờ có tay nghề rồi, nhà bê tông đúc 2-3 tấm coi như pha. Tôi mới dời xong căn nhà bên Rạch Giá về thì có điện thoại nhắn ra Phú Quốc dời mấy chục căn nhà đúc bị giải tỏa, đang chuẩn bị huy động anh em để nhận đơn đặt hàng đây".Hai Liêm cười bối rối: "Tôi học hết lớp 5 rồi nghỉ đi làm mướn. Ít học nên khi nhận công trình tôi kỹ lắm, phải hỏi chi tiết số lượng vật liệu xây dựng mà chủ nhà đã sử dụng khi làm nhà; đà, móng xây dựng ra sao mới dám bắt tay vào làm". Chủ tịch xã Nguyễn Thành Trung xen vào: "Tôi làm việc ở ủy ban xã đã khá lâu nhưng chưa nghe ai kiện cáo gì mấy ông "thần đèn" này".Hai Liêm dẫn phóng viên đến ấp Long Hòa, nơi có căn nhà gỗ 102 tuổi mái lợp ngói, cột căm xe tròn to cả ôm đang chuẩn bị được "đội" cao lên 1,2 m và dời đi khoảng 1 m so với nền cũ. Chỉ vào phần móng đã được xây kiên cố, Hai Liêm giải thích: "Nhà này đội lên căng lắm, mất nửa tháng là ít bởi lẽ mấy ngôi nhà xưa toàn ráp cột bằng ngàm, mộng, lại lợp ngói âm dương, khó lắm".
Bạn,
Hai Liêm nói với phóng viên: "Mỗi căn nhà dời đi, chúng tôi mất từ 15 ngày đến 1 tháng, đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, trầy trụa tay chân mới hoàn thành. Đó là chưa kể nếu tính toán không kỹ trọng lực xảy ra sập, nghiêng, nứt, chúng tôi đền bồi mạt rệp luôn". Tuy nhiên, từ trước đến nay, mấy ông "thần đèn" Long Điền B chưa lần nào phải đền bồi cho gia chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.