Hôm nay,  

Câu Chuyện Loa Phường

17/01/201700:00:00(Xem: 2886)
Đại đa số đều dị ứng với loa phương... Chỉ thiểu số mới haà lòng, trong đó dĩ nhiên có cán bộ điều hành loa phường. Nên bỏ loa phường chăng? Sẽ dùng email, hay dùng mạng xã hội thay cho loa phường?

Bản tin BBC ghi rằng: Lãnh đạo Hà Nội đề nghị 'bỏ loa phường'...

Bản tin ghi lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, rằng hệ thống loa phường ở Hà Nội vốn 'có tác dụng' trong thời bao cấp, nhưng sang thời đại kỹ thuật số 'nếu không còn hiệu quả thì 'mạnh dạn xóa bỏ đi...'

Phát biểu tại cuộc họp với Sở Thông tin và Truyền thông của thành phố, Tướng Chung, cựu Giám đốc Công an Thành phố, đương kim lãnh đạo Hà Nội đặt dấu hỏi về hệ thống truyền thông, tuyên truyền ở cơ sở này và cho rằng nó đã 'hoàn thành sứ mạng' lịch sử.

Ông nói: "Loa ở thời kỳ bao cấp rất có tác dụng. Còn thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thành phố có nhiều phương thức khác phục vụ nhân dân, ví dụ như cung cấp chỉ số môi trường qua mạng internet… Liệu loa còn phù hợp không?"

Thế là, nhiều nơi hài lòng, thôi thì xóa bỏ quách loa phương đi.

Báo Thanh Niên có bản tin: Loa phường đã hoàn thành sứ mạng của mình!

Báo Thanh niên phân tích:

“...Khi báo chí thông tin về việc lãnh đạo Hà Nội yêu cầu xem xét tính hiệu quả của loa phường để có hướng xử lý, đã có rất nhiều người, nếu không muốn nói là đại đa số tỏ ra vui mừng. Thậm chí có người còn nói quá lên rằng, chỉ cần xoá bỏ loa phường, lãnh đạo Hà Nội đã thu phục được hoàn toàn lòng dân! Vì sao vậy? Vì mọi người đã quá mệt mỏi với hình thức thông tin có tính chất “tra tấn” này rồi. Giờ hoạt động của loa phường đúng vào giờ nghỉ ngơi sau một buổi một ngày lao động vất vả mệt nhọc, khiến nhiều người phát cáu. Thông tin lại được phát đi phát lại nhiều lần, nhiều ngày trong một đợt tuyên truyền. Âm thanh dội vào các bờ tường, vọng vào các ngõ ngách, khi đến tai người nghe, không những khó lĩnh hội chính xác mà còn gây đau đầu, mất ăn mất ngủ....”

Báo Tuổi Trẻ cũng nói rằng nên đẩy loa phường vào quá khứ, vì:

“Cái loa công cộng chỉ có mỗi chức năng là thông báo tình hình thời sự và công việc của cơ quan chính quyền đến người dân. Và trong hoàn cảnh của một xã hội vô thanh trước đây thì một công cụ hữu thanh như vậy là hữu ích và có tác dụng.

Nhưng khi hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, khi giờ đây không gian sống của mọi người, nhất là ở các đô thị lớn, bị quá tải âm thanh đủ loại, và khi mà các phương tiện thông tin khác nhanh nhạy, tiện ích hơn đã thâm nhập sâu rộng vào cuộc sống của mỗi cá nhân, thì sự tồn tại của cái loa công cộng đã trở nên thừa thãi, vô dụng, chưa nói là còn tăng thêm áp lực gây ức chế cho con người.


Nó trở thành nỗi ám ảnh và sợ hãi trong từng ngày sống của các thành viên trong cộng đồng. Ở thành phố nó tạo nên sự quá tải âm thanh, gây căng thẳng đầu óc và tinh thần cho mọi người ngay khi chưa bước chân ra đường.

Ở nông thôn nó gây uy hiếp cho người dân khi chức năng của nó bị biến tướng như một công cụ đốc thúc các khoản đóng góp còn nợ thiếu. Thế là từ một vật có ích, cái loa công cộng bị trở thành một vật vô ích, từ một cái người ta mong đợi nghe nó bị trở thành một cái bị ghét nghe...”

Dù vậy, nhìn lại vẫn có cái nhìn dè dặt.

Báo Infonet ghi lời ông Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết: "Loa phường ở đô thị đã hoàn thành sứ mệnh, nhưng ở vùng sâu vùng xa thì chưa hoàn thành sứ mệnh của mình".

Nhưng vùng sâu, vùng xa là ở đâu? Phải chăng trong tâm mình?

Báo Đất Việt ghi nhận lời một quan chức rằng vẫn còn cần loa phương, rằng chỉ cần “điều chỉnh” thôi.

Bản tin ĐV nói:

“Trước chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, do vậy cần đánh giá, rà soát, nếu nơi nào thấy không cần thiết thì mạnh dạn đề xuất bỏ đi, trao đổi với báo chí ngày 14/1, ông Nguyễn Minh Khánh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nêu quan điểm, hệ thống loa phường hoạt động rất có hiệu quả và Sở sẽ tham mưu không bỏ mà chỉ điều chỉnh hệ thống truyền thanh này.”

Có một khía cạnh khác: tài chánh...

Bản tin VTC phân tích về phương diện tài chánh loa phường Hà Nội:

“...chỉ tính trong nội thành, Thành phố có tất cả 177 đơn vị hành chính cấp phường và có từng đấy đơn vị đảm nhiệm công việc truyền đạt thông tin qua những viêc loa phường.

Để vận hành và duy “loa phường”, mỗi địa phương cấp phường đều có 1 vị trưởng đài, một vị phó đài và kèm theo ít nhất 3, 4 nhân viên để hoạt động. Mỗi nhân viên kiêm rất nhiều việc: bảo trì, bảo dưỡng, phát thanh viên, phóng viên nội dung, lên kịch bản,....

Lương trung bình của nhân viên vận hành “loa phường” là khoảng 3 triệu đồng/tháng. Như vậy, chưa tính các khoản thưởng, hoặc các chương trình duy trì hoạt động, mỗi năm ngân sách Thành phố phải trả khoảng 2 tỷ đồng tiền lương cho cán bộ, công nhân viên chức “loa phường”.

Ngoài ra, các chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị,.. cũng “ngốn” ngân sách Thành phố cả chục tỷ đồng.”

Vậy thôi... loa phương có hay không, cũng là do nhân duyên sinh, rồi sẽ tới lúc do nhân duyên biến mất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.