Hôm nay,  

Quyền Tự Do Lập Hội?

10/2/201600:00:00(View: 3788)
Lập hội, lập đảng... là ước mơ, chứ không phải là quyền tự do đâu. Vì từ lâu lắm rồi, nhà nước Cộng sản này có cho ai lập hội đâu. Chỉ vì, cứ sợ Đảng CSVN mất độc quyền cai trị, chỉ sợ các hội thanh niên và phụ nữ sẽ bị cạnh tranh, và chỉ sợ công nhân rời bỏ công đoàn nhà nước để xin gia nhập các công đoàn độc lập.

Trong khi đó, chính thức, ông Hồ từ năm 1957 đã ký sắc lệnh Số 102/SL-L004 ngày 20-5-1957 Quy Định Quyền Lập Hội, trích:

“...QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI

Điều 1.

Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta.

Điều 2.

Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật.

Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội.

Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác...”

Mặt khác, trên Tự Điển Bách Khoa Mở cho biết thế giới có quyền lập hội từ lâu xa rồi.

Tự điển giải thích:

“Tự do hội họp và tự do lập hội là những quyền quan trọng giúp thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Hai quyền này là "những thành tố thiết yếu của một xã hội dân chủ" vì nó cho phép các thành viên "bày tỏ quan điểm chính trị, tham gia vào các mục tiêu văn học và nghệ thuật và các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa khác, tham gia vào việc thờ phụng tôn giáo và các niềm tin khác, hình thành và gia nhập các tổ chức công đoàn và hợp tác xã, bầu chọn những người lãnh đạo đại diện cho mình và buộc họ phải chịu trách nhiệm" (Lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền).

Tự do lập hội là quyền tự do kết giao, tổ chức bất kỳ các nhóm, tập hợp, câu lạc bộ, hay các tổ chức mà con người muốn. Nó là một quyền quan trọng của chế độ dân chủ tự do, nơi công dân có thể thành lập hay gia nhập bất kỳ đảng chính trị, nhóm có chung sở thích, hay công đoàn nào mà không bị chính quyền ngăn cản hay giới hạn. Trong những hệ thống pháp luật không có quyền tự do lập hội thì các đảng hay nhóm chính trị nào đó có thể bị cấm bằng những hình phạt tàn bạo đối với các thành viên....”


Hình như câu cuối đoạn văn trên là chỉ cho nhà nước Hà Nội?

Mới gần đây, quyền lập hội trở thành trò lạm dụng của cán bộ gộc.

Bản tin VOV hôm 22/9/2016 viết:

“...“Có nhiều Thứ trưởng cứ về hưu là thành một Hội, rồi xin nhà, xin xe, xin ngân sách, thậm chí xin biên chế nữa”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thẳng thắn chỉ rõ điều này khi cho ý kiến về báo cáo một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự Luật về hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 22/9.

Báo cáo Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Khắc Định – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, dự thảo luật cấm cán bộ công chức tham gia điều hành lãnh đạo hội có đăng ký và chỉ được thực hiện quyền này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua thảo luận vệ dự thảo luật này cũng có nhiều ý kiến đề nghị làm rõ việc cán bộ công chức tham gia quyền lập hội để tránh “vừa đá bóng vừa thổi còi”, lợi dụng ảnh hưởng trong lĩnh vực mình tham gia phụ trách để mang lại lợi ích cá nhân và khắc phục thực trạng cứ chuẩn bị nghỉ hưu thì làm chủ tịch các hội.

“Nhiều đồng chí chuẩn bị nghỉ hưu thì xin thành lập Ban vận động thành lập Hội. Chuyện này rất nhiều nên trong dự thảo Luật về hội, chúng tôi đề nghị đối với cán bộ công chức lãnh đạo từ cấp Vụ trở lên, sau 5 năm nghỉ hưu mới được tham gia thành lập, sáng lập, ban lãnh đạo của hội” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết.

Thảo luận về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói mình từng làm Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nên biết rất rõ chuyện có nhiều Thứ trưởng về hưu là có Hội ra đời, rồi xin nhà, xin xe, xin ngân sách, thậm chí xin biên chế...”(ngưng trích)

Vậy mà dân oan lập hội có cho đâu? Nhà báo độc lập xin lập hội vẫn bị bỏ lơ... Nhà văn độc lập xin lập hội vẫn là ngoàì luồng...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nông dân cứ thua lỗ hoài… Có cách nào để thoát khỏi vòng xoáy trúng mùa là thua lỗ? Dân than hoài, nhưng hình như chính phủ không nghe, hay nghe mà không phản ứng.
Một bản tin lúc đầu nói rằng sẽ có sách giáo khoa cho Miền Nam, Miền Bắc dị biệt nhau. Thế rồi, sau đó, lại có tin rằng sẽ chia vùng miền như thế.
Trang Thư Viện Hoa Sen (http://thuvienhoasen.org) có bản tin tựa đề “Ngăn chặn việc phá hủy một thành phố Phật giáo” của phóng viên Văn Công Hưng từ báo Giác Ngộ.
Trong những Ngaỳ Lễ Tình Nhân, nơi đây đăng hai bài thơ tình -- bài “Kỹ Nữ” của Đinh Hùng và bài “Tố Của Hoàng Ơi” Vũ Hoàng Chương.
Lễ Tình Yêu Valentine đang tới... nhiều chàng trai và thiếu nữ đang rủ nhau tới cầu tình duyên thành tựu nơi ngôi đền nổi tiếng nhất Việt Nam về se duyên tình ái: Đền Chử Đồng Tử ở Khoái Châu, Hưng Yên.
Tranh dân gian cũng thế, cũng nhiều hoa, nhưng đặc biệt là hình ảnh các con thú gần với người, như tranh ngựa, tranh gà, tranh chuột, tranh heo...
Bạn có thấy sắc màu phố chợ rộn ràng hơn? Không chỉ vì xuân đâu. Một phần vì những ngày Tết chưa qua, một phần vì Lễ Tình Yêu vài ngày nữa là tới.
Những ai đã từng sống ở Sài Gòn thập niên 1960s hay 1970s, hay đã từng học ở Đại Học Vạn Hạnh, hẳn là không thể quên được hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng.
Và cứ mỗi địa phương, lại phát triển những truyền thông khác nhau: Tranh dân gian có những trường phái như Tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, Tranh Kim Hoàng...
Theo định nghĩa chính thức, câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.