Hôm nay,  

Quyền Tự Do Lập Hội?

10/2/201600:00:00(View: 3779)
Lập hội, lập đảng... là ước mơ, chứ không phải là quyền tự do đâu. Vì từ lâu lắm rồi, nhà nước Cộng sản này có cho ai lập hội đâu. Chỉ vì, cứ sợ Đảng CSVN mất độc quyền cai trị, chỉ sợ các hội thanh niên và phụ nữ sẽ bị cạnh tranh, và chỉ sợ công nhân rời bỏ công đoàn nhà nước để xin gia nhập các công đoàn độc lập.

Trong khi đó, chính thức, ông Hồ từ năm 1957 đã ký sắc lệnh Số 102/SL-L004 ngày 20-5-1957 Quy Định Quyền Lập Hội, trích:

“...QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI

Điều 1.

Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta.

Điều 2.

Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật.

Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội.

Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác...”

Mặt khác, trên Tự Điển Bách Khoa Mở cho biết thế giới có quyền lập hội từ lâu xa rồi.

Tự điển giải thích:

“Tự do hội họp và tự do lập hội là những quyền quan trọng giúp thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Hai quyền này là "những thành tố thiết yếu của một xã hội dân chủ" vì nó cho phép các thành viên "bày tỏ quan điểm chính trị, tham gia vào các mục tiêu văn học và nghệ thuật và các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa khác, tham gia vào việc thờ phụng tôn giáo và các niềm tin khác, hình thành và gia nhập các tổ chức công đoàn và hợp tác xã, bầu chọn những người lãnh đạo đại diện cho mình và buộc họ phải chịu trách nhiệm" (Lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền).

Tự do lập hội là quyền tự do kết giao, tổ chức bất kỳ các nhóm, tập hợp, câu lạc bộ, hay các tổ chức mà con người muốn. Nó là một quyền quan trọng của chế độ dân chủ tự do, nơi công dân có thể thành lập hay gia nhập bất kỳ đảng chính trị, nhóm có chung sở thích, hay công đoàn nào mà không bị chính quyền ngăn cản hay giới hạn. Trong những hệ thống pháp luật không có quyền tự do lập hội thì các đảng hay nhóm chính trị nào đó có thể bị cấm bằng những hình phạt tàn bạo đối với các thành viên....”


Hình như câu cuối đoạn văn trên là chỉ cho nhà nước Hà Nội?

Mới gần đây, quyền lập hội trở thành trò lạm dụng của cán bộ gộc.

Bản tin VOV hôm 22/9/2016 viết:

“...“Có nhiều Thứ trưởng cứ về hưu là thành một Hội, rồi xin nhà, xin xe, xin ngân sách, thậm chí xin biên chế nữa”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thẳng thắn chỉ rõ điều này khi cho ý kiến về báo cáo một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự Luật về hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 22/9.

Báo cáo Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Khắc Định – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, dự thảo luật cấm cán bộ công chức tham gia điều hành lãnh đạo hội có đăng ký và chỉ được thực hiện quyền này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua thảo luận vệ dự thảo luật này cũng có nhiều ý kiến đề nghị làm rõ việc cán bộ công chức tham gia quyền lập hội để tránh “vừa đá bóng vừa thổi còi”, lợi dụng ảnh hưởng trong lĩnh vực mình tham gia phụ trách để mang lại lợi ích cá nhân và khắc phục thực trạng cứ chuẩn bị nghỉ hưu thì làm chủ tịch các hội.

“Nhiều đồng chí chuẩn bị nghỉ hưu thì xin thành lập Ban vận động thành lập Hội. Chuyện này rất nhiều nên trong dự thảo Luật về hội, chúng tôi đề nghị đối với cán bộ công chức lãnh đạo từ cấp Vụ trở lên, sau 5 năm nghỉ hưu mới được tham gia thành lập, sáng lập, ban lãnh đạo của hội” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết.

Thảo luận về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói mình từng làm Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nên biết rất rõ chuyện có nhiều Thứ trưởng về hưu là có Hội ra đời, rồi xin nhà, xin xe, xin ngân sách, thậm chí xin biên chế...”(ngưng trích)

Vậy mà dân oan lập hội có cho đâu? Nhà báo độc lập xin lập hội vẫn bị bỏ lơ... Nhà văn độc lập xin lập hội vẫn là ngoàì luồng...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xe công là xe... chùa. Nghĩa là, quan chức dùng xe của nhà nước, mọi chi phí nhà nước chi hêt. Do vậy, khi guồng máy chính phủ cồng kềnh, như hiện nay, khói xe công mịt mù cả nước,
Đó là một bài thơ, vừa được cô phóng lên mạng FaceBook, liền bị công an tới hù dọa, ép gỡ xuống. Hóa ra, cả guồng máy đàn áp lại đi căm thù một bài thơ. May mắn, chúng ta có Internet.
Rồi sẽ tới một ngày, thế giới kinh ngạc khi thấy đất nước Việt Nam có Tiến sĩ đi chật phố... Nghĩa là, Tiến sĩ nhiều hơn các bà bán cá ngoài chợ...
Bản tin CafeF/Báo Giao Thông cho biết rằng vào thời điểm cá chết hàng loạt, một số thợ lặn khi lên bờ cảm thấy tức ngực, khó thở, thậm chí là người ngứa bất thường.
Phim Hồng Kông lúc nào cũng đẫm lệ, cảm động... Nữ tài tử Hồng Kông lúc nào cũng xinh đẹp, tươi tắn. Nam tàì tử Hồng Kông lúc nào cũng giỏi võ, nội công thâm hậu...
Ông bà mình hiển nhiên lãng mạn hơn chúng ta nhiều. Nghĩa là, thời này, tình cảm trai gái càng lúc càng thô bạo... mất hẳn vẻ e ấp của mấy thập niên về trước
Ngày 22 tháng 4 là Ngày Trái Đất hàng năm. Ngày này có ý nghĩa đặc biệt lúc này, vì tài nguyên thế giới đang cạn dần, các nước tranh giành phần tài nguyên ngày càng thu hẹp...
Giữa quan tới dân luôn luôn có khoảng cách lớn. Không dễ để trèo lên ghế quan chức, và khi từ quan trở về làm dân, có khi mới thấy nhẹ lòng (có thể chăng?), hay nhẹ gánh (hẳn đúng hơn)...
"Tàu cá QNa-91747 đã về đến đất liền và đang neo đậu tại khu vực âu thuyền An Hòa (thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang) sau khi bị tàu lạ tấn công.
Tìm đâu ra nguồn rau an toàn? Trong siêu thị, hay ngoài chợ cóc? Nơi vườn rau bên hông các đường hẻm, hay rau từ các vũng kênh nước đen? Hay là chờ rau từ miệt quê lên xe chở tới?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.