Hôm nay,  

Đại Họa Từ Phế Liệu

20/04/200500:00:00(Xem: 5362)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại các quận vùng ven thành phố Sài Gòn, những điểm mua bán và tái chế phế liệu hoạt động tràn lan ở vùng ven kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Chủ riêng tại 1 phường ở quận Tân Phú (quận mới, tách từ quận Tân Bình) , toàn phường có hơn 20 điểm chuyên mua bán, tái chế phế liệu và hầu hết nằm xen lẫn trong khu dân cư vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không an toàn phòng cháy chữa cháy. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này như sau.
Dọc nhiều tuyến đường ở vùng ven, đâu đâu cũng bắt gặp những điểm trưng bảng "mua bán phế liệu". Chỗ thì có nhà xưởng hẳn hoi, chỗ lại lèo tèo thậm chí chỉ là một cái lều bằng bạt nhựa xen lẫn những đống phế liệu ngập ngụa như những bãi rác lộ thiên. Rác thải, phế liệu không còn khả năng tái chế được các điểm bán phế liệu thải ra tràn lấp một đoạn kênh Nước Đen (phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) khiến dòng nước tanh tưởi đặc sánh, cỏ mọc um tùm. Ngay khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng có đến 6 vựa phế liệu, vụn nhựa, giấy,... chất cao tựa pháo đài. Cạnh đó, khu vườn rau Tân Thắng (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) với diện tích rộng gần 100 hecta từ mấy năm qua được các điểm mua bán phế liệu ở khu vực Tân Hương, Tân Quý đến thuê đất làm sân phơi và biến nơi này thành "cánh đồng ni lông". Chạy cặp tuyến đường Bình Long nối dài (Hương lộ 3), vừa qua ngã tư Bình Long - Tân Kỳ Tân Quý là gặp ngay một sân phơi ni lông khổng lồ với diện tích hàng ngàn mét vuông. Nơi đây còn có "bảo tàng xe lam" với hàng chục chiếc hầu hết được tháo mui, không còn biển số. Ni lông, bọc nhựa đã xé vụn hoặc xay nhuyễn chứa trong những bao tải lớn được xe lam chở đến bỏ lăn lóc giữa đồng trống. Trên cánh đồng này, hàng ngày tập trung đến gần trăm người chỉ để làm mỗi một việc là phơi nilông. Cứ có cơn gió thổi qua là ni lông bay mù mịt, phủ trắng các khu vực lân cận.

Do hoạt động mua bán phế liệu không được cấp phép kinh doanh nên trên thực tế việc quản lý của cơ quan chức năng địa phương đối với loại hình này hết sức lỏng lẻo. Nhiều điểm để phế liệu vương vãi, gây ô nhiễm môi trường, sau khi được nhân viên trật tự đô thị phường nhắc nhở, lập biên bản xong đâu lại vào đó.
Bạn,
Báo NLĐ dẫn lời của 1 phó chủ tịch UB phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân), cho biết tình trạng ô nhiễm môi trường do các điểm mua bán phế liệu là không thể chối cãi. Tuy nhiên, hầu hết người làm nghề này đều là dân nghèo từ nơi khác đến nên việc "xử lý" rất khó. Báo NLĐ cho biết : chủ tịch phường chỉ được phép phạt hành chính không quá 500 ngàn đồng, tịch thu tang vật thì cũng không ổn (vì biết đem phế liệu về chứa ở đâu), nên lâu nay việc xét xử vi phạm chẳng khác nào "bắt cóc bỏ dĩa".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.