Hôm nay,  

Đại Họa Từ Phế Liệu

4/20/200500:00:00(View: 6092)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại các quận vùng ven thành phố Sài Gòn, những điểm mua bán và tái chế phế liệu hoạt động tràn lan ở vùng ven kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Chủ riêng tại 1 phường ở quận Tân Phú (quận mới, tách từ quận Tân Bình) , toàn phường có hơn 20 điểm chuyên mua bán, tái chế phế liệu và hầu hết nằm xen lẫn trong khu dân cư vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không an toàn phòng cháy chữa cháy. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này như sau.
Dọc nhiều tuyến đường ở vùng ven, đâu đâu cũng bắt gặp những điểm trưng bảng "mua bán phế liệu". Chỗ thì có nhà xưởng hẳn hoi, chỗ lại lèo tèo thậm chí chỉ là một cái lều bằng bạt nhựa xen lẫn những đống phế liệu ngập ngụa như những bãi rác lộ thiên. Rác thải, phế liệu không còn khả năng tái chế được các điểm bán phế liệu thải ra tràn lấp một đoạn kênh Nước Đen (phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) khiến dòng nước tanh tưởi đặc sánh, cỏ mọc um tùm. Ngay khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng có đến 6 vựa phế liệu, vụn nhựa, giấy,... chất cao tựa pháo đài. Cạnh đó, khu vườn rau Tân Thắng (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) với diện tích rộng gần 100 hecta từ mấy năm qua được các điểm mua bán phế liệu ở khu vực Tân Hương, Tân Quý đến thuê đất làm sân phơi và biến nơi này thành "cánh đồng ni lông". Chạy cặp tuyến đường Bình Long nối dài (Hương lộ 3), vừa qua ngã tư Bình Long - Tân Kỳ Tân Quý là gặp ngay một sân phơi ni lông khổng lồ với diện tích hàng ngàn mét vuông. Nơi đây còn có "bảo tàng xe lam" với hàng chục chiếc hầu hết được tháo mui, không còn biển số. Ni lông, bọc nhựa đã xé vụn hoặc xay nhuyễn chứa trong những bao tải lớn được xe lam chở đến bỏ lăn lóc giữa đồng trống. Trên cánh đồng này, hàng ngày tập trung đến gần trăm người chỉ để làm mỗi một việc là phơi nilông. Cứ có cơn gió thổi qua là ni lông bay mù mịt, phủ trắng các khu vực lân cận.

Do hoạt động mua bán phế liệu không được cấp phép kinh doanh nên trên thực tế việc quản lý của cơ quan chức năng địa phương đối với loại hình này hết sức lỏng lẻo. Nhiều điểm để phế liệu vương vãi, gây ô nhiễm môi trường, sau khi được nhân viên trật tự đô thị phường nhắc nhở, lập biên bản xong đâu lại vào đó.
Bạn,
Báo NLĐ dẫn lời của 1 phó chủ tịch UB phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân), cho biết tình trạng ô nhiễm môi trường do các điểm mua bán phế liệu là không thể chối cãi. Tuy nhiên, hầu hết người làm nghề này đều là dân nghèo từ nơi khác đến nên việc "xử lý" rất khó. Báo NLĐ cho biết : chủ tịch phường chỉ được phép phạt hành chính không quá 500 ngàn đồng, tịch thu tang vật thì cũng không ổn (vì biết đem phế liệu về chứa ở đâu), nên lâu nay việc xét xử vi phạm chẳng khác nào "bắt cóc bỏ dĩa".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản tin “Nguy cơ tan rã ĐBSCL: Xác định lại chiến lược an ninh lương thực” trên báo Thanh Niên ngày 22-6-2016 ghi nhận, trích:
Chuyện xảy ra từ 10 năm nay... cả nước kinh doanh trái luật. Nói chính xác, “Tất cả điều kiện kinh doanh 10 năm qua đều trái luật.” Đó là lời của một chuyên gia.
Khi xả thải đầy độc chất, dòng sông sẽ thê thảm... Chuyện này đã xảy ra từ lâu với nhiều dòng sông. Và lần này, cơ nguy là dòng Sông Hậu...
Khi muối dư thừa, có phải vì dân chúng không dám mua nữa, có phải vì dân chúng rủ nhau tìm mua muối Thái Lan, muối Mỹ... chỉ vì sợ biển Việt Nam đầy chất độc Formosa?
Quan chức là phải có xe... Có xe cấp cho quan chức là phải có thêm tài xế... Đối với quan chức đại biểu Quốc hội cũng thế, tiền chi phí cho xe và tài xế, tiền sửa xe và xăng dầu, và đủ thứ... sẽ hao tiền vô số kể.
Báo Xã Luận kể về chuyện diễn ra trên một băng hình video, cho thấy một số nữ sinh tỉnh Thái Bình mặc áo dài trắng rửa chân cho cô giáo.
LGT: Một bài viết trên Đại Kỷ Nguyên, cho thấy một mảng lịch sử Trung Quốc đã bị xóa bỏ trong ký ức giới trẻ Hoa Lục. Có phải những hiện tượng tương tự cũng đã xảy ra tại Việt Nam? Xin trích bài này như sau...
Không phải rằng ông Hồ đã đẩy cả nước vào những cuộc binh lửa kinh hoàng, và rồi chính ông khởi động những cuộc thảm sát lớn như cải cách ruộng đất, đấu tố Nhân văn Giai phẩm sao?
Việt Nam cũng theo truyền thống nhiều nước từ mấy năm nay, chọn Ngày Của Cha là Chủ Nhật thứ ba của tháng 6 mỗi năm.
Bản tin VietnamNet ghi theo CafeBiz/TTVN cho biết khi dùng hình ảnh ông Obama để marketing, Bia Hà Nội có thể bị phạt 30 triệu đồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.