Hôm nay,  

Bước Qua Tháng 9

03/09/201600:00:00(Xem: 3781)
Từ biệt tháng 8, có gì suy nghĩ chăng? Nếu không nghĩ chuyện tương lai, chuyện hiện nay, hẳn là chuyện quá khứ có gì bận lòng hay hoan hỷ?

Có một sự kiện rất lớn được kỷ niệm khắp vùng Đông Âu: tròn 25 năm khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.

Thời gian này, 25 năm trước, toàn dân Việt Nam, những người nghe được những chuyện rúng động chính trị ở Liên Xô, đang hồi hộp, vui mừng, lờ mờ hy vọng Liên Âu sụp đổ sẽ kéo theo Ba Đình sụp đổ...

Trong tháng 8/1991, tức là một phần tư thế kỷ trước, một cuộc đảo chánh xảy ra ở Moscow. Và kết quả: Sau cuộc đảo chính tháng 8, Xô viết tối cao đình chỉ toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Ngậm ngùi, suy nghĩ, vì sao Liên Xô và Đông Âu sụp đổ mà Ba Đình vẫn đứng vững?

Đảo chánh lúc đó kéo dài: các ngày 19-21 tháng 8 năm 1991.

Lúc đó, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị quản thúc tại gia do các quan chức nối kết với quân đội và cảnh sát nắm quyền.

Lý do: từ khi lên chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và rồi Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã cải cách gần như toàn diện.

Trong khi Boris Yeltsin, Tổng thống của Nga trong khối Liên Xô, là phe cấp tiến, phía bảo thủ với quân đội quậy liền: đưa quân đảo chánh quản thúc Gorbachev.

Bị ép tuyên bô từ chức, Gorbachev từ chôi.

May mắn kịp thời, Yeltsin kêu gọi dân Nga tấn công và lật ngược cuộc đảo chính. Và toàn dân xuống đường... thế là quân đội chào thua, đành trả tự do cho Gobachev, và rồi lịch sử diễn tiến...

Tự điển Wikipedia kể rằng lúc đó Estonia, Latvia, Lithuania, và Gruzia đã đổi tên nước hoặc chính thức tuyên bố độc lập từ Liên Xô rồi.

Đọc lại diễn biến cuộc đảo chánh, chúng ta có thể hy vọng Việt Nam sẽ có một cuộc xuống đường lớn để dẫn tới dân chủ hay không, khi mũi súng quân đội nhường bươ1ớc cho làn sóng người dân tràn ra phố đòi dân chủ?

Khi quân đội quản thúc Gorbachev để đưa trở về chế độ Mác-Lê xưa cũ, Wikipedia ghi rằng nhiều cuộc biểu tình lớn của quần chúng phản đối các lãnh đạo đảo chính ngay lập tức diễn ra tại Moscow và Leningrad; làm chia rẽ những lực lượng an ninh và quốc phòng trung thành khiến họ không thể được huy động một cách có hiệu quả để đàn áp sự đối kháng.


Tự điển Wikipedia viết:

“Tổng thống Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga lúc đó là Boris Yeltsin dẫn lực lượng phản đối từ trụ sở quốc hội Nga, được gọi là Nhà Trắng. Sau tuyên bố của Yanayev, Yeltsin phản đối mãnh liệt cuộc đảo chính. Tại một điểm của cuộc biểu tình, ông đứng trên nóc xe tăng cầm loa kết tội phe đảo chánh. Hình ảnh này được truyền đi rộng rãi qua hệ thống phát thanh truyền hình trên toàn thế giới, trở thành một trong những hình ảnh sống mãi của cuộc đảo chính và củng cố mạnh mẽ vị trí của Yeltsin. Một kế hoạch tấn công vào tòa nhà trụ sở quốc hội của nhóm Alpha, một trong số các lực lượng đặc nhiệm của KGB, bị hủy bỏ khi toàn bộ lính nhất trí từ chối tuân lệnh. Một đơn vị xe tăng rời bỏ hàng ngũ của chính phủ, đến bảo vệ quanh tòa nhà quốc hội, chĩa tháp pháo ra ngoài.

Nhiều vụ xô xát đã xảy ra tại những con phố gần đó, gồm cả một vụ dẫn tới cái chết của ba người phản kháng do không may bị xe tăng húc phải, nhưng tổng cộng số lượng bạo lực lại ít một cách đáng ngạc nhiên. Ngày 21 tháng 8, đại đa số quân đội được gửi tới Moscow công khai đứng về phía những người phản kháng hay đình hoãn việc phong toả. Vụ đảo chính thất bại, và Gorbachev — người đang bị quản thúc tại gia ở ngôi nhà nông thôn của ông tại Krym — quay trở về Moscow dưới sự bảo vệ của các lực lượng trung thành với Yeltsin.

Ngày 22 tháng 8, khi đã về tới Moscow, Gorbachev hành động như không hề biết tới những thay đổi đã diễn ra trong ba ngày trước đó. Ông hứa hẹn trừng trị những người thuộc phe cứng rắn trong Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) và từ chức Tổng thư ký CPSU, vốn đã bị đình chỉ hoạt động theo một nghị định của Yeltsin, nhưng vẫn giữ chức Tổng thống Liên bang Xô viết. Sự thất bại của cuộc đảo chính dẫn tới một loạt những sự sụp đổ khác trong toàn bộ các định chế liên bang. Boris Yeltsin nắm quyền kiểm soát cơ quan truyền thông trung ương và các bộ cũng như các cơ quan kinh tế then chốt, và cuối cùng là toàn bộ nước Nga.”

Đó là mô hình toàn dân xuống đường đòi dân chủ... Như thế là tròn 25 năm.

Việt Nam có thể xảy ra một cuộc toàn dân xuống đường vì dân chủ như thế hay không?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kiều hối gửi về Sài Gòn tăng đều đặn… Trong khi đó, chính phủ Mỹ chính thức cho hàng không VNA bay thẳng sang Mỹ…
Hối lộ và nhận hối lộ tới bạc triệu đô… có thể thoát án tử hình bằng cách nộp lại tiền?
Vậy là chuyện hối lộ bạc triệu đô la ra tòa… Chuyện lạ xã hội chủ nghĩa. Có vẻ như phe phái thanh trừng nhau. Không biết có dính tới cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dung hay không.
Kinh tế Việt Nam đang nhập cảng tăng vọt hàng điện tử, máy tính, thiết bị máy móc…
Thị trường Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc? Sẽ có nhiều hãng xưởng Hoa Kỳ rời bỏ TQ để dọn sang VN?
Sản phẩm giả mạo là chuyện bình thường trên thị trường, bắt nhiều rồi cũng sẽ gặp nữa…
Thành phố Sài Gòn giáo dục giới tính sớm cho trẻ em vì sợ những tên dâm tặc quậy phá trẻ em…
Nhà nước hy vọng sẽ hốt bạc nhờ du lịch năm 2020.
Chạy đua nối mạng 5G nhưng chỉ sợ sập bẫy Hoa Vi…
Mắt thần giám sát… Sài Gòn sẽ có các camera giám sát khắp mọi nơi… Bản tin VOH kể rằng TP.SG sẽ lắp thêm hơn 10.000 camera giám sát đến năm 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.