Hôm nay,  

Nỗi Lo Tiếng Anh

01/08/201600:00:00(Xem: 3449)
Học tiếng Anh... là chuyện gian nan. Nhưng thời các cụ xưa, khi thấy cần phải đổi mới đất nước, đã ra sức học tiếng Tây. Học ngày, học đêm, học cả trong tù... vì học là để cứu nước.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng kể trong Thi tù tùng thoại (NXB Nam Cường, Sài Gòn, 1951) về thời bị Pháp giam trong tù Côn Đảo, đã tự học tiếng Tây trong tù qua các cuốn sách:

- Một cuốn Pháp Việt từ điển Trương Vĩnh Ký,

- Một quyển Lecture-language (tập đọc ngôn ngữ) và

- Một quyển mẹo (grammaire - văn phạm)...

Cứ thế mà tự học.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng kể chuyện học và viết tiếng Tây trong tù:

“Lúc chúng tôi học chữ Tây, mỗi buổi trưa đọc sách, viết dictée (chính tả), hai phòng bên cạnh cho là làm mất giấc ngủ trưa của chúng, khởi lên chửi mắng:

- Tụi quan to, ở nhà cha mẹ cho đi học, không học; ra tù, học cái gì mà phá giấc ngủ người ta”.

Than ôi, thời nay có bao nhiêu người học ngày đêm như thế nữa? Cho dù chỉ là, học để kiếm sống... Đó là chưa kể học gian, học lận.

Báo Văn Nghệ Công An trong bản tin “Câu chuyện ngoại ngữ và chất lượng khoa học” hôm 25-7-2016, kể chuyện trí thức lãnh tiền nhà nước để học ngoại ngữ dỏm:

“...GS, PGS nghiên cứu khoa học phải trực tiếp tham khảo các tài liệu nước ngoài. Không biết ngoại ngữ nhiều vị chỉ "xào nấu" loanh quanh những đề tài nhạt nhẽo, vô thưởng vô phạt với tài liệu tham khảo là những cuốn sách tiếng Việt đã quá cũ kỹ, quen thuộc. Và mục đích chỉ là để cho có công trình, đề tài hàng năm với mục đích là đạt chỉ tiêu thi đua đã đăng ký ở cơ quan (trường, viện…) để kiếm tiền, thăng thưởng… Nguyên nhân sự dối trá đó xuất phát từ khả năng yếu kém. Ngân sách Nhà nước chi cho các công trình nghiên cứu khoa học vô bổ này không nhỏ.

Việc đào tạo cao học, nghiên cứu sinh hiện nay có phần lỏng lẻo, dễ dãi. Những nghiên cứu sinh hầu hết đều có chứng chỉ ngoại ngữ sau đại học do trường đại học cấp (nếu đúng thực chất thì trình tương đương với người tốt nghiệp bậc Cao đẳng chuyên ngành tiếng ngoại ngữ). Nhiều TS trong các cơ quan nhà nước hiện nay "học giả nhưng bằng thật"....

...Đã đến lúc nhà nước, ngành giáo dục cần phải có biện pháp khẩn cấp để chấm dứt nạn cho ra lò ồ ạt những "đại trí thức" kém chất lượng như hiện nay. Khâu cần chấn chỉnh đầu tiên đó chính là trình độ ngoại ngữ.”

Đó là quan chức... còn nhìn xuống, tiếng Anh của học trò cũng thấp bi đát.

Báo Dân Trí ghi the bản tin Công An Nhân Dân hôm 26/7 nêu số điểm ngay trong tựa đề bản tin “Xung quanh điểm trung bình môn ngoại ngữ chỉ đạt ngưỡng 3.3: Nhiều hiện tượng đang tác động tiêu cực tới việc dạy và học môn ngoại ngữ”...

Bản tin DT/CA kể:

“Chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ (tiếng Anh) một lần nữa lại được xới lên khi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) thống kê điểm trung bình môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 chỉ đạt 3.3.Trong khi đó, một trong tám nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện, coi là giải pháp ưu tiên đột phá là sẽ phấn đấu “phổ cập ngoại ngữ” trên toàn quốc....

...Phóng viên đã có cuộc trao đổi với thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội), chuyên gia hàng đầu về giảng dạy tiếng Anh.

PV: Điểm trung bình môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua chỉ đạt 3.3, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Thầy có bình luận gì về con số này?

Thầy Nguyễn Quốc Hùng: Đây là kết quả đáng buồn sau khoảng 30 năm phát triển tiếng Anh. Tiếng Anh được đưa vào giáo dục phổ thông như một bộ môn từ lớp 3 đến lớp 12, được quy định cho cán bộ viên chức theo Đề án 422 của Chính phủ từ năm 1994, được đưa vào chương trình học của hầu hết các trường đại học và sự ra đời của hàng nghìn trung tâm; và đặc biệt có cả một dự án hàng nghìn tỷ đồng đã thực hiện 6/10 năm, để cuối cùng nhận được trình độ dưới trung bình của giới trẻ Việt Nam về tiếng Anh. Thật sự đáng phải suy ngẫm…

PV: Tại 1 cụm thi do ĐH Sư phạm Huế chủ trì dành cho học sinh tỉnh Hà Tĩnh có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2016, môn Tiếng Anh ở phần tự luận có đến 11.684 bài làm bị điểm 0 trên tổng số 15.728 bài thi đã chấm. Nguyên nhân chủ yếu do các em không chịu làm bài ở phần thi tự luận này. Theo thầy, vì sao lại có hiện tượng học sinh “né” phần thi tự luận ở môn ngoại ngữ?”(ngưng trích)

Không cần câu trả lời... chúng ta thấy ngay nan đề là khổng lồ nan giải: tỷ lệ 11/15 bài thị Tự luận Tiếng Anh bị điểm 0.

Tại sao như thế?

Có phải Hà Tĩnh bị nhiễm độc Formosa, và rồi trí nhớ và sức học các em học sinh Hà Tĩnh cũng suy giảm? Đây là hiện tượng các nhà khoa học cần suy nghĩ.

Vì Hà Tĩnh truyền thống là đất của học giả, của thi ca, là quê nhà của các cụ Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Du, Huy Cận...

Ca dao có câu:

Ai về Hà Tĩnh thì về
mặc áo lụa Hạ, uống nước chè Hương Sơn...

Bây giờ, nước nhiễm độc Formosa rồi. Học sinh uống vào, quên béng mất mấy chữ tiếng Anh cả rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.