Hôm nay,  

“ngựa Chứng” Ở Làng

08/06/200400:00:00(Xem: 6753)
Bạn,
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như: đe doạ, trấn lột, sẵn sàng dùng dao, dùng gậy để giải quyết những mâu thuẫn đơn giản nhất. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Có một bộ phận thanh thiếu niên ở các xã thuộc các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc... không công ăn việc làm ổn định. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của tầng lớp thanh thiếu niên ở các địa phương này tương đối thấp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác là do nhiều thanh niên ở các xã này có thân nhân sống ở nước ngoài. Họ sinh sống bằng sự trợ cấp của người thân từ nước ngoài nên không chịu kiếm công ăn việc làm tử tế. Đơn cử như xã Phong Hải (Phong Điền) làng An Bằng (xã Vinh An - Phú Vang), xã Phú Thuận (Phú Vang)... có đến hơn 90 dân số sống bằng nguồn trợ cấp từ người thân nước ngoài kể cả thanh niên. Ngoài một số thanh niên cầu tiến chăm lo học tập, tu chí làm ăn thì có một bộ phận không nhỏ thanh niên ỷ lại vào điều đó. Những thanh niên này suốt ngày có mặt ở quán cà phê, quán nhậu, quán bida. Đêm đến lại sa đà vào chiếu bạc.

Một lần đi công tác về các xã vùng biển của huyện Phú Vang, phóng viên đã chứng kiến nhiều sự kiện thuật khó tin. Đầu tiên là tại một quán nước nhỏ ở làng An Bằng (Vinh An) một tốp học sinh mang bảng tên trường trung học cơ sở An Bằng đầu tóc nhuộm đỏ, nhuộm vàng thản nhiên vào quán gọi rượu rồi ngồi nhậu một cách thành thạo. Ngồi ở bàn bên, phóng viên vô cùng kinh ngạc khi nghe các HS này gọi tên các thầy cô của mình bằng thằng này, con nọ... Các lưu linh này còn bàn nhau sẽ có hành động trả đũa các thầy cô hay nghiêm khắc với mình. Tại xã Vinh Thanh, phóng viên được nghe các phụ huynh phàn nàn về tình trạng con em họ thường bị đe doạ, chặn đường khi về các em về học ở trường phổ thông trung học Vinh Lộc. Cứ tưởng rằng do học sinh đi học khác huyện mới bị như vậy, nào ngờ phóng viên chứng kiến một nhóm thanh niên (có cả học sinh) lận dao đứng chờ ở giáp ranh giữa xã Vinh Thanh và Vinh Xuân. đối thủ của nhóm này không ai khác là những học sinh của trường Vinh Xuân. May mà nhờ có bạn bè thông báo nên nhóm học sinh kia đã tránh đi, còn tốp thanh niên này cũng được người lớn khuyên bảo nên giải tán.
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp: Cách đây không lâu, một số thanh niên trong đó có cả sinh viên chỉ vì say rượu mà dẫn đến việc giết người tại xã Phú An (Phú Vang). Rồi một số học sinh ở huyện Quảng Điền vì xích mích đã dùng dao để giải quyết vấn đề và kết quả là dẫn đến cái chết thương tâm cho một em học sinh. Phóng viên còn nhớ trong một lần lên công tác ở xã vùng cao Bình Điền (Hương Trà) phóng viên đã nghe được rất nhiều người phẫn uẫn vì cái chết thương tâm của em học sinh lớp 11. Nguyên nhân là do chỉ vì hiểu lầm mà ba thanh niên đã dùng cơ bi da đánh chết em... Và còn rất nhiều, rất nhiều hậu quả đau lòng khác mà nguyên nhân là do những "ngựa chứng ở làng" gây ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo các nhà nghiên cứu, kiến trúc cổ Sài Gòn trước kia đa phần là những công trình kiến trúc mang phong cách bản địa hoặc mang nét truyền thống Hoa, Khmer... Đến khi người Pháp đến, họ thiết kế đô thị Sài Gòn theo kiểu mẫu đô thị Pháp. Những ngôi nhà và phố xá bản địa, truyền thống biến mất dần hoặc lùi ra ngoại ô và cho đến nay thì gần như không còn
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện của những nhà sưu tầm cổ vật tại Sài Gòn, Huế. Những người có lúc đã bỏ cả ăn uống, vui chơi, chỉ miệt mài ngắm nghía, nghiền ngẫm về những "đứa con mấy trăm tuổi", có khi phải bán cả tài sản để mua cho bằng được những cổ vật qúy hiếm có giá trị lịch sử, nhân văn. SGGP viết như sau.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn TPSG, ven theo nhiều con đường thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân bị tử vong, có nhiều miếu thờ. Hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng kẻ chết oan, chết trẻ, chết thảm... sẽ linh thiêng, có thể "quậy phá" hoặc báo ứng cho điềm lành nên người dựng miếu thờ để cầu xin chuyện cá nhân.
Theo báo quốc nội, tại vùng đất hoang vu dưới chân núi Chứa Chan ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có một nhà sư xây tịnh thất tu hành. Và cũng trong chốn thanh tu này, 12 năm qua, nhà sư âm thầm nghiên cứu nuôi trồng cây dó bầu (trầm hương) và tạo được nguồn giống của loài cây quý hiếm đó.Từ mảnh đất núi cằn cỗi này
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, trong 1 buổi hội thảo, 1 giáo sư đại học VN đã than rằng "giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong nước đang bị "vắt" rất thê thảm: Nhà nước "vắt", bản thân họ tự "vắt" để kiếm sống. Cuốn vào giảng dạy, làm gì còn thời gian đọc, dù là sách hay. Ngoại ngữ cũng không học".
Theo báo quốc nội, qua tiến trình điều tra khảo cổ học tại cố đô Huế từ 1999 đến nay đã giác hiện nhiều điều mà sử sách chưa hề đề cập. Chẳng hạn lăng Minh Mạng trước kia nằm trên đồi chứ không ở vào địa thế bằng phẳng như hiện nay. Hay tại đây từng tồn tại một hệ thống vườn hoa mà sử sách không nói đến. Tin Nhanh VN ghi nhận những phát giác mới về lăng vua Minh Mạng như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, gần đây, tại VN, cả ở thành thị lẫn vùng nông thôn xuất hiện rất nhiều những ngôi nhà có kiến trúc kiểu đền phủ, điện thờ. Ở những nơi này người ta cầu cúng, hương khói nghi ngút, nến cháy đỏ ngày, đôi khi có cả hát chầu văn, hầu đồng bóng... Phóng viên báo TT ghi nhận về hiện trạng này tại Hà Nội như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, khu vực các quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, nổi tiếng về các quán bar,ngoài các bar "xịn" còn cà phê "nhái" bar thì nhiều vô kể. Tại các quán "xịn", rượu là đồ uống chính còn các loại thức uống khác chỉ là phụ. Ở quán "nhái" thì rượu lại thứ yếu, chỉ đưa ra khi khách có nhu cầu. Bar "nhái" đầu tư ít
Theo báo quốc nội, tuần qua dư luận giới trẻ trong nước lại ồn ào về vụ một nữ ca sĩ trẻ chưa có nhiều người biết tên. Ấy là chuyện đời tư của Nguyễn Hồng Nhung bị một người đàn ông tên Lê Vĩnh Thắng lừa gạt về tình và tiền. Về tình thì chỉ sau một hai ngày gặp nhau, cô ta đã đến khách sạn để "bị Lê Vĩnh Thắng chiếm đoạt ngay".
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, nạn hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là khi trên địa bàn SG đang xuất hiện một số hình thức kinh doanh mới. Đó là nhận định của các chuyên viên của Chi cục quản lý thị trường TP SG. Tin Nhanh Việt Nam ghi nhận hiện trạng này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.