Hôm nay,  

Gạo Nấu Thành Cơm Đỏ

4/14/201600:00:00(View: 5738)

Đủ thứ chuyện lạ, bây giờ ăn gì cũng sợ...

Chuyện gạo nấu thành cơm, đổi sang màu đỏ... đang gây lo ngại.

Báo Tuổi Trẻ hôm 13-4-2016 kể chuyện “Bà Rịa - Vũng Tàu xuất hiện gạo nấu thành cơm “đỏ, hồng”...”

Bản tin ghi rằng vào chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng gạo đến trụ sở để cùng nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Sáng 12-4, bà Trần Thị H. (ngụ tại đường Đồ Chiểu, P.3, TP Vũng Tàu) phát hiện gạo nhà mình nấu thành cơm trước đó hai ngày bỗng nhiên biến thành màu hồng. Ngay lập tức bà H. đã đến trình báo với cơ quan công an.

Bà này cho hay, số gạo nấu thành cơm bị đổi màu được bà mua tại một tiệm bán gạo trên địa bàn Vũng Tàu. Giá gạo bà mua là 19.000 đồng/kg.

Ngay sau khi nhận tin báo, Công an TP Vũng Tàu đã làm việc với chủ cửa hàng và niêm phong gần 500 kg gạo nghi cùng chủng loại bán cho bà H, trong đó cơ quan công an đưa về trụ sở khoảng 10 kg gạo.

Đến chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng này đến trụ sở để cùng mở niêm phong, lấy gạo ra để nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Bản tin TT ghi rằng chứng kiến việc nấu cơm “thực nghiệm” còn có ngành y tế TP Vũng Tàu.

Tuy nhiên theo chủ cửa hàng trình báo với công an, trước khi công an thực nghiệm, họ đã dùng gạo trên để nấu cơm và để hai ngày nhưng chưa thấy xảy ra hiện tượng chuyển sang màu hồng.

Ngoài ra, tại huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng xuất hiện hiện tượng tương tự như trên.

Cụ thể, cơ quan chức năng đã lấy mẫu gạo của gia đình anh D. ở thị trấn Ngãi Giao để kiểm nghiệm.

Bản tin Tuổi Trẻ ghi thêm:

“Trước đó, ngày 8-4, anh D. mang cơm màu hồng đến trình báo với chính quyền địa phương rằng mình mua 10 kg gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn nhưng do ăn không hết, nên cất vào tủ lạnh.

Ba ngày sau, anh D. cho người thân số cơm thừa trong tủ lạnh đem về cho gà ăn thì cơm chuyển sang màu hồng.”

Trong khi đó, bản tin VietQ theo tin từ báo Thanh Niên, ghi lời bà Trần Thị H. rằng vào giữa tháng 3/2016, bà đã mua 10 kg gạo nở xốp ở một đại lý gạo trên địa bàn TP.Vũng Tàu ăn hết. Sau đó cuối tháng 3.2016, bà mua thêm 10 kg loại gạo này nữa. “Ngày 9/4, tôi nấu cơm nhưng sau đó cả nhà không ăn mà đi ăn tiệc. Đến chủ nhật (10/4) gia đình có tiệc nên cũng không ai ăn cơm. Sau đó, tôi có lấy cơm trong nồi đổ ra tô rồi mang lồng bàn ụp lại".

"Sáng 11/4, con dâu tôi thấy có vài hạt cơm màu hồng nên hỏi tôi sao mà cơm chuyển màu. Tôi nghĩ con dâu hay uống nước Sting dâu có màu hồng dính vào cơm nên không để ý. Đến gần trưa, tôi mở lồng bàn ra thì thấy toàn bộ cơm trong tô chuyển sang màu hồng” bà H. kể lại.

Bản tin VietQ ghi lời Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lan (giảng viên Khoa Hóa, trường ĐH Khoa học tự nhiên TP SG) cho biết thông thường, cơm khi để ra môi trường ngoài cũng thay đổi màu, khi bị ôi thiu thì chuyển sang màu vàng nhạt, có nấm mốc.

Mặt khác, báo Thanh Niên ghi nhận:

“Trong một vụ việc khác có liên quan, chiều 13.4, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã lấy mẫu gạo của anh Nguyễn Văn Dũng (ngụ thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức) gửi đến cơ quan chức năng kiểm nghiệm nhưng chưa có kết quả.

Trước đó, ngày 8.4 anh Dũng mang bịch ni lông có chứa cơm màu hồng bên trong đến thị trấn Ngãi Giao trình báo.

Sau đó thị trấn Ngãi Giao báo cho UBND huyện Châu Đức để đề nghị Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xuống lấy mẫu. Anh Dũng cho biết đã mua bao gạo 10kg tại một đại lý bán gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn.

Do ăn không hết, anh Dũng bỏ cơm vào tủ lạnh, hơn 3 ngày sau anh Dũng gọi người thân đến lấy cho gà ăn.

Người thân anh Dũng mang về nhà để thêm một ngày nữa thì phát hiện cơm chuyển sang màu hồng nên trình báo cơ quan chức năng.

Theo anh Dũng, gạo anh mua trên đầu bao bì có ghi dòng chữ “gạo đặc sản Hương Lài chất lượng đặc biệt, hương thơm bát ngát” và đóng mộc tròn với dòng chữ “gạo sạch, đạt tiêu chuẩn cao” nhưng không ghi xuất xứ, nơi bán.”

Quả là thời mạt pháp vậy.

Cũng lo chớ... nhưng biết sao bây giờ. Nhìn đâu cũng thấy đọc chất. Thịt, rau, trái cây, bây giờ tới gạo...

Bởi vậy, dân mình rủ nhau chết non cũng hiểu được.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tháng 4/1975 không chỉ đơn giản là thống nhất, là kết thúc một cuộc chiến phân đôi đất nước, hay hoàn tất một cuộc chiến ý thức hệ... Những chữ đó trừu tượng quá.
Nhà thơ Trạch Gầm rất là trang nghiêm trước những hồn tử sĩ, như: “Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết/ Như tự chào mình - nát cả tim gan.”
Hôm nay là ngày 28/4/2017. Như thế là 42 năm, kể từ khi Cộng quân chiếm trọn Miền Nam. Nơi đây xin ghi lại theo tài liệu của sử gia Vương Hồng Anh về tình hình Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH những ngày cuối tháng 4/1975.
Bắp chuối trước khi qua máy xắt mỏng sẽ được ngâm hàn the và chất tẩy trắng rồi mới đem bày bán tại các sạp rau trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.
Có một chuyện rất tức cười: Giáo sư Ngô Bảo Châu nếu xin được bổ nhiệm làm giáo sư tại Việt Nam, thời chưa vào dạy ở Đại học Mỹ, hẳn là đã không đủ tiêu chuẩn của VN.
Hãy hình dung rằng ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc mặc quần đùi họp với Tổng thống Donald Trump, hay là trang phục mát mẻ như thế khi dự hôi nghị quôc tế. Và gọi đó là tư duy sáng tạo.
Hiện nay lớp học phòng chống xâm hại tình dục trẻ em của nữ sinh Trương Minh Huyền có hàng trăm học sinh. Tại đây, các em được dạy những kỹ năng để nhận biết sự riêng tư của thân thể,
Thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết từ bệnh nhân, phải mổ khẩn cấp mà không biết bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm, bác sĩ, nhân viên y tế là một trong những người dễ bị phơi nhiễm HIV nhất.
Trả lời BBC từ Đồng Tâm hôm 21/4, bà Lê Thị Hoa, con gái ông Kình, nói: "Lệnh của chính quyền viết sai sự thật, nói ông "bị bắt vì gây rối" trong lúc thực tế thì ông bị bắt cóc trong lúc được mời đi chỉnh mốc giới hôm 15/4.”
Chuyện muôn đời: đứng nghe những gì Cộng sản nói... mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm. Xem chuyện xã Đồng Tâm là rõ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.