Hôm nay,  

Lừa Đảo Xuyên Quốc Gia

9/22/199900:00:00(View: 6483)
Bạn,
Theo báo trong nước, từ năm 1993 đến nay đã có tới hàng trăm vụ án do các tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia lường gạt các doanh nghiệp Việt Nam, gây thiệt hại cho các công ty nội địa hàng trăm tỷ đồng Việt Nam, hàng chục triệu đô. Một số công ty bị phá sản vì đã trút hết tiền vào các hợp đồng liên doanh trong khi không biết rõ gốc gác của đối tác. Phân tích về thành phần lừa đảo, Interpol VN cho biết phần lớn đều là các công ty nhỏ, công ty “ma” nước ngoài ở khu vực Tây Âu, Canada và phía Nam của Hoa Lục, hầu hết đều thông qua tầng lớp trung gian là công ty bạn hàng khác, còn các công ty Việt Nam bị lừa thường là công ty của các tỉnh. Quá trình của các phi vụ lừa đảo này được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:

Thủ đoạn lừa đảo của các công ty nước ngoài rất đa dạng, trong thương thuyết họ thường tự giới thiệu là những công ty lớn, làm ăn nghiêm chỉnh và mời các quan chức của ngành, của địa phương đến dự để gây uy tín và ảo tưởng cho phía đối tác. Họ có thể nâng giá mua sản phẩm cao hơn giá thị trường khiến cho nhiều công ty Việt Nam vội vàng tiếp xúc. Để ký hợp đồng, họ thường mời đại diện của công ty Việt Nam ra nước ngoài vừa tham quan, vừa thảo luận, ký hợp đồng để lừa đảo. Rồi dùng phương pháp trả chậm từ 30 ngày đến 90 ngày để chiếm đoạt hàng hóa, trả bằng tín phiếu ngân hàng giả hoặc số tiết kiệm không còn giá trị. Một công ty xuất nhập khẩu ở Tiền Giang bán 16 ngàn tấn gạo cho 1 công ty của Rumani theo hình thức trả chậm, đã bị lừa mất 4 triệu đô. Đây là một công ty “ma” do một cá nhân dựng nên. Sau khi bán hết gạo, đối tượng lừa đảo này đã bỏ trốn. Interpol đã có lệnh truy nã nhưng chưa bắt được. Một công ty của tỉnh An Giang xuất khẩu gạo bị đối tác nước ngoài lừa mất hơn 200 ngàn đô theo kiểu phải đặt trước tiền đặt cọc qua một ngân hàng, rồi mới được mời sang ký hợp đồng ở một nước thứ ba. Đối tác nước ngoài biết vị giám đốc này sẽ không mang theo khuôn dấu của công ty sang đó, nên khi ký hợp đồng chỉ có chữ ký của vị giám đốc chứ không có con dấu của công ty Việt Nam (trong khi đối tác nước ngoài có cả chữ ký và khuôn dấu). Sau đó, đối tác nước ngoài đã trình với tòa án Kinh tế của nước thứ ba về việc doanh nghiệp Việt Nam không ký hợp đồng, vì hợp đồng ký không có giá trị vì chỉ có chữ ký mà không có khuôn dấu, do vậy số tiền đặt cọc của doanh nghiệp Việt Nam coi như tiền thế chấp khi vi phạm hợp đồng và phía đối tác có quyền sử dụng. Với thủ thuật ma giáo tương tự, doanh nghiệp nước ngoài nói trên đã lừa đảo tới 24 công ty của nhiều nước trên thế giới mà công ty Việt Nam là nạn nhân thứ 23. Nhưng đến vụ lừa đảo một công ty của Đức (phi vụ thứ 24) thì doanh nghiệp bịp bợm này bị cảnh sát Anh tóm gáy. Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan chức năng đã tìm thấy tài liệu của doanh nghiệp Việt Nam bị vứt trong 1 ga-ra. Qua kênh Interpol, chúng ta đã có đủ bằng chứng, tài liệu làm rõ việc một công ty xuất khẩu Việt Nam là nạn nhân của đường dây lừa đảo quốc tế nói trên. Công ty của VN sang làm nhân chứng trong vụ án xét xử đối tác bịp bợm này tại một tòa án nước ngoài.

Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hiện nay có nhiều công ty xuất nhập khẩu các tỉnh của VN có quan hệ kinh doanh với các công ty Hoa Lục. Dù chính quyền CSVN chỉ cho phép buôn bán tiểu ngạch, nhưng các công ty của nước “anh em Trung Quốc” này đã thiết lập đường dây buôn bán tận Sài Gòn và trong thời gian qua đã lừa đảo nhiều công ty nội địa những vố đau điếng, khiến cho đối tác phía Việt Nam mất trắng hàng chục tỉ đồng!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện ngập nước vẫn kéo dài cả năm này qua năm kia… Bản tin VOV kể chuyện Sài Gòn ngập: Cơn mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập, ảnh hưởng đến giao thông ở TP.SG trong buổi chiều 7/5/2019.
Giá xăng, giá điện cùng tăng… thê thảm là đời sống công nhân. Báo Thanh Niên kể: Xăng, điện cùng tăng, xóm trọ công nhân ở TP.SG lao đao thời 'bão giá'. Họ phải cắt đủ thứ để tiết kiệm: bật đèn trễ để tiết kiệm điện, mang khô từ quê vào ăn đỡ tiền chợ, lấy xe đạp đi chợ đỡ tiền xăng..
Nhà nước báo động rằng tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đang suy giảm… Bản tin VTV kể rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2016 - 2018 của TP.SG đạt 14,4 tỷ USD, tuy nhiên tỷ lệ dự án FDI trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm.
Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng là một tài năng tuyệt vời... Hôm 5/5 là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ tuyệt vời này. Người dân Miền Nam vẫn còn nhớ những dòng ca rất mực tình tứ, tha thiết của người chiến sĩ VNCH.
Cụ Ngô Đức Kế là một nhà hoạt động nổi tiếng thời chống Pháp, có giao tình với cả hai cụ Phạn -- Phan Chủ Trinh và Phan Bội Châu. Một con đường ngay trung tâm thành phố Sài Gòn từ trước 1975 được đặt tên là đường Ngô Đức Kế
Hăm dọa sẽ khủng bố gia đình một nhà báo... Chuyện đang xảy ra, khi côn đồ được thuê để giải quyết các vụ kiện dân sự...
Bản tin Sao Star kể chuyện Long An: Thắc mắc tô hủ tiếu những 100.000 đồng, cặp vợ chồng bị chủ quán đánh trọng thương. Thắc mắc 2 chai nước ngọt giá 60.000 đồng, rồi tô hủ tiếu tới 100.000 đồng, quá cao so với thị trường, 2 vợ chồng anh Minh chị Duyên bị chủ quán gọi người đến đánh hội đồng.
Trời hại... mưa dông. Bản tin TTXVN kể: Tối và đêm 29/4, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào và rải rác có dông, lốc. Đáng lưu ý, trên địa bàn huyện Trấn Yên, mưa và dông, lốc đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Vé xe buýt lại tăng giá… Cõi này đầy nỗi lo… Báo Dân Việt kể: Sở Giao thông Vận tải TP.SG vừa cho biết, từ ngày mai (1.5), 51 tuyến xe buýt có trợ giá sẽ tăng 1.000 đồng mỗi lượt hành khách.
Có phải tình báo Trung Quốc đã và đang mua chuộc cán bộ quan chức Hà Nội? Đó cũng là điều cần nghi ngờ. Bản tin BBC kể: Thời gian gần đây Mỹ phát hiện nhiều vụ Trung Quốc mua chuộc nhân viên tình báo Mỹ để thu thập thông tin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.