Hôm nay,  

Nạn Ăn Cắp Nhu Liệu

10/04/200000:00:00(Xem: 6004)
Bạn,
Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty sản xuất nhu liệu điện toán tại Việt Nam (trong nước gọi là phần mềm) đã lên tiếng báo động về tình trạng ăn cắp bản quyền. Các công ty này đã khiếu nại lên bộ Khoa học, Công nghệ, Môi trường CSVN và Cục Bản quyền tác giả thế nhưng mọi chuyện vẫn đâu vào đấy, các cơ quan CSVN nói trên cũng chào thua. Do các cơ quan trên bất lực, nên số vụ ăn cắp bản quyền về nhu liệu gia tăng ở mức báo động. Trước tình trạng đó, các chuyên gia về thông tin điện toán và hội Tin học VN đã có nhiều cuộc hội thảo để tìm phương cách giải quyết nhưng rồi vẫn không tìm được một biện pháp mà nói theo ngôn ngữ trong nước là giải phap khả thi. Sau đây là vài ghi nhận của báo Bưu Điện Sài Gòn về hiện trạng này.

Khi được hỏi về tình trạng bị sao chép, ăn cắp bản quyền, ông Nguyễn Anh Tuấn, phó giám đốc Công ty VDC cho biết: công ty này mất nhiều công sức để sáng tạo, xây dựng một chương trình, dịch vụ... nhưng vừa tung ra giới thiệu trên mạng chưa được vài chục phút đã trở thành một dịch vụ, chương trình trên một trang web khác với nội dung tương tự. Còn với FPT thì khi tung ra thị trường 2.000 đĩa CD-ROM “Sài Gòn 300 năm” bán với giá 120,000 đồng, trong khi đó những đầu nậu sao chép tung ra 8,000 bản bán với giá 40.000 đồng.

Theo các chuyên gia công nghệ thông tin, tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm trong nước đã đến mức báo động bởi gây ra thiệt hại khoảng 50% doanh số của các công ty phần mềm, thậm chí có thể dẫn đến sự phá sản của những công ty phần mềm non trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp phần mềm trong nước. Vấn nạn bản quyền đang được giao cho Cục bản quyền tác giả quản lý, song thực tế tình trạng vi phạm bản quyền không thuyên giảm mà ngày càng phát triển bởi quan niệm của nhiều nhà sản xuất phần mềm lẫn người tiêu dùng thì đây là chuyện bình thường. Thậm chí, một nhà sản xuất phần mềm còn biện minh: Microsoft là công ty bị sao chép nhiều nhất thế giới nhưng cũng là công ty phần mềm có lợi nhuận lớn nhất.

Bạn,
Báo Bưu Điện Sài Gòn cũng đã ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Anh Tuấn, phó Giám đốc Công ty VDC về sự bảo vệ tác quyền. Viên phó giám đốc này đã nhắc đến công ty nhu liệu hàng đầu là Microsoft và than rằng: Microsoft có doanh thu siêu lợi nhuận vì họ được bảo vệ bản quyền ở các nước công nghiệp phát triển, còn ở Việt Nam thì không. Một giám đốc công ty Công nghệ thông tin khi được hỏi về hiện trạng ăn cắp nhu liệu và sự thua lỗ nếu không có biện pháp ngăn chận, đã nói: Nếu hạn chế được nạn sao chép lậu xuống ở mức 30 đến 40% thì ngành sản xuất phần mềm có thể nâng doanh số lên từ 300 đến 400% và chắc chắn các công ty phần mềm sẽ duy trì và phát triển nhanh hơn so với hiện nay. Cuối cùng báo trên kết luận, “Có lẽ cách tốt nhất là chúng ta nên học cách bảo vệ bản quyền phần mềm của các công ty phần mềm nước ngoài: nhờ luật pháp can thiệp.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân mình có những tật xấu rất là kỳ dị… Thí dụ, vào siêu thị ăn thoải mái. Báo Kiến Thức kể: Mặc dù đã có biển báo "Vui lòng không ăn thử và xé lẻ chùm vải'', thế nhưng nhiều khách hàng vẫn thể hiện sự "kém sang" của mình bằng cách ăn chùa trong siêu thị.
Xăng giả, xăng giả… thế là xe phựt cháy. Bản tin VTC nêu câu hỏi: Đại gia Trịnh Sướng cùng đồng bọn bỏ 3.000 tỷ đồng mua hóa chất pha chế xăng giả thế nào?
Cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông? Cấm thì cứ cấm, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi…. Dân Trí kể chuyện tỉnh Quảng Nam: Ngư dân vẫn đánh bắt cá sau lệnh cấm của Trung Quốc. Ngày 5/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – cho hay, ông vừa kí văn bản gởi đến UBND các huyện, thành phố, thị xã Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn; các Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Cửa Đại sau thông báo tạm dừng đánh bắt cá trên biển từ phía Trung Quốc.
Dường như Hải quan Trung Quốc tăng mức độ làm khó hàng Việt Nam xuất cảng qua các cửa khẩu… Báo Pháp Luật kể: Ngày 3-6, đã có ba xe chở vải khi đến cửa khẩu Tân Thanh phải dỡ hàng xuống để cắt lại cuống…
Làng nghề cũng là một điểm hấp dẫn du khách… Thực tế, nếu không kinh doanh du lịch, nhiều làng nghề sẽ bị xóa sổ tại Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật quậy quá xá… Thế là bị cấm cửa nhiều cơ sở. Báo Pháp Luật kể: Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa phát đi thông báo, từ ngày 1-6 đến ngày 1-12-2019, cơ quan này không chấp nhận 11 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam đại diện nộp hồ sơ xin cấp visa.
Nơi nào cũng ô nhiễm… Từ không khí cho tới sông rạng, từ góc phố ồn ào khói xe cho tới các khu nhà nồng nặc khói thuốc… Thế là bệnh ung thư. Thời Báo Tài Chính kể: Liên hợp quốc kêu gọi đánh thuế ô nhiễm.
Khi cá Ông từ trần… lòng người cũng hoang mang. Bản tin Kênh 14 kể chuyện Phan Thiết: Ngày 29/5, các ngư dân phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận phát hiện xác một cá Ông lụy ngoài khơi, sau đó tiến hành kéo vào bờ tổ chức an táng theo phong tục địa phương.
Dùng hình ảnh từ camera để sẽ phạt nguội người phạm luật giao thông… Đó là một chiến thuật mới để giảm các vi phạm, và cũng để giảm tai nạn giao thông.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.