Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Nguyễn Cư Trinh

03/02/201600:00:00(Xem: 4744)
Năm nay, 2016 là tròn 300 năm ngày sinh của ngài Nguyễn Cư Trinh, vị quan có công mở mang bờ cõi phía nam, và nổi tiếng vì thương dân.

Tự điển Bách khoa Mở ghi về cụ trích như sau.

Nguyễn Cư Trinh sinh năm Bính Tuất 1716, từ trần năm Đinh Hợi 1767, tên chữ: Nghi, hiệu: Đạm Am, là danh tướng và là một danh sĩ thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và Định vương Nguyễn Phúc Thuần, Đại Việt. Ngoài tài văn võ, ông còn nổi tiếng là người liêm chính, giỏi việc chính trị, doanh điền, ngoại giao và có phong độ của một trạnh thần (bầy tôi dám can ngăn).

Nguyễn Cư Trinh là người ở xã An Hòa tổng An Hòa huyện Hương Trà phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa, nay là phường An Hòa thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Tổ tiên xa là người họ Trịnh tên là Trịnh Cam, gốc người phường Phù Lưu, huyện Thiên Lộc phủ Đức Quang xứ Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), từng làm quan dưới triều Lê đến chức Binh bộ Thượng thư. Khi họ Nhà Mạc lên ngôi thay nhà Lê, Trịnh Cam lánh vào Thanh Hóa chiêu mộ quân giúp nhà Hậu Lê, nhưng việc chưa thành thì mất.

Cha Nguyễn Cư Trinh là ông Nguyễn Đăng Đệ thuộc đời thứ bảy, vốn nổi tiếng về tài văn chương, thi đỗ sinh đồ, làm Tri huyện Minh Linh phủ Quảng Bình xứ Thuận Hóa (nay thuộc Quảng Trị), được chúa Nguyễn Phúc Chu mến tài ban cho quốc tính (được mang họ Nguyễn).

Là con út trong gia đình có truyền thống văn học, ngay từ nhỏ Nguyễn Cư Trinh cùng anh họ là Nguyễn Đăng Trình, đều đã nổi tiếng hay chữ. (Sau này, khi Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi chúa, những luật lệ đều do Nguyễn Đăng Thịnh đặt ra mà văn từ thì do Nguyễn Cư Trinh thảo).

Năm Canh Thân (1740), ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa (vùng đất thuộc cả Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế), rồi trải qua các chức Tuần phủ Quảng Ngãi (Canh Ngọ [1750]), Ký lục dinh Bố Chính (Quảng Bình), sau đến Lại bộ Kiêm Tào vận sứ, tước Nghi Biểu hầu.

Năm Quý Dậu (1753), Nguyễn Cư Trinh sang Chân Lạp (tức Cao Miên) đánh Nặc Nguyên (Chey Chettha V). Thu đất đai cho chúa Nguyễn nhập vào châu Định Viễn (các vùng đất nằm ven 2 bờ sông Tiền Giang) và giữa sông Tiền và sông Hậu, với lỵ sở là dinh Long Hồ, là vùng phên dậu phía Nam phủ Gia Định lúc đó (đến đầu thời nhà Nguyễn thành trấn Vĩnh Thanh). Sau khoảng 11 năm trấn giữ biên cương phía Nam, năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Cư Trinh được chúa Nguyễn Phúc Thuần gọi về kinh nắm bộ Lại.

Năm Ất Dậu (1765) Nguyễn Phúc Thuần lên nối ngôi chúa, quyền thần Trương Phúc Loan ỷ thế lộng quyền. Sách Đại Nam thực lục chép:

Nguyễn Cư Trinh nói: "Chốn triều đình bàn việc đã có định chế, Phúc Loan sao dám vô lễ như thế, sắp muốn chuyên quyền chăng? Trong nước sinh loạn tất là người ấy". Phúc Loan giận lắm nhưng e sợ, không dám làm gì.

Năm Đinh Hợi (1767) ông bệnh và mất, hưởng dương 51 tuổi, được truy tặng Tá lý công thần, Vinh lộc đại phu, thụy Văn Định.

Đến đời Minh Mạng, ông được truy tặng là Khai quốc công thần, Hiệp biên đại học sĩ, đổi tên thụy thành Văn Cách, truy phong tước Tân Minh hầu, cho tòng tự ở Thái miếu (Huế).

Khi làm Tuần phủ Quảng Ngãi, ông có công đánh dẹp cuộc nổi dậy của bộ lạc người Hré ở Đá Vách vào năm Canh Ngọ (1750), nhưng võ công đáng kể hơn cả chính là khi ông được điều động Miền Nam từ năm Quý Dậu (1753) cho đến năm Kỷ Mão (1759). Nhờ kế sách "dĩ man công man" và "tàm thực", ông đã khéo léo thu cả miền đồng bằng sông Cửu Long về cho Đại Việt.

Sách Việt Nam sử lược chép:

Nặc Nguyên về làm vua Chân Lạp thường hay hà hiếp rợ Côn Man và lại thông sứ với chúa Trịnh ở ngoài Bắc để lập mưu đánh chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn biết tình ý ấy, đến năm Quý Dậu (1753), sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm Ất Hợi (1755) Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ.

Năm sau Mạc Thiên Tứ dâng thư về nói rằng Nặc Nguyên xin dâng hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lạp (Gò Công) để chuộc tội, và xin cho về nước. Chúa Nguyễn không muốn cho. Bấy giờ ông Nguyễn Cư Trinh dâng sớ bày tỏ cách khai thác nên dùng kế "tầm thực" nghĩa là nên lấy dần dần như con tầm ăn lá, thì mới chắc chắn được. Chúa Nguyễn nghe lời ấy bèn nhận hai phủ và cho Nặc Nguyên về Chân Lạp.

Nổi tiếng trong văn nghiệp của Nguyễn Cư Trinh là tác phẩm chữ Nôm Sãi vãi và Quảng Ngãi thập nhị cảnh. Thơ chữ Hán của ông có Đạm Am thi tập (chưa tìm thấy) và mười bài họa Hà Tiên thập cảnh vịnh của Mạc Thiên Tứ. Ngoài ra ông còn để lại một số thư điều trần gửi chúa Nguyễn và thư đáp lại thư của cha con họ Mạc.

Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 10) ghi lời can gián lên vua:

"Mùa đông, tháng 10 năm Tân Mùi (1751), Nguyễn Cư Trinh (khi ấy đang giữ chức Tuần phủ Quảng Ngãi) có dâng một bức thư nói về tình trạng khốn đốn của dân gian. Ông cho rằng:

Dân là gốc của nước, gốc không bền vững thì nước chẳng thể yên, cho nên nếu ngày thường không chăm dùng ân huệ để cốt kết lòng người, thì đến khi có việc xảy ra, còn mong chờ vào đâu? Trộm nghĩ, thói tệ bạc chất chứa trong dân gian đã nhiều, nếu cứ thủ thường như cũ, không biết tùy thời thêm bớt và thiết lập kỷ cương, thì một ấp cũng khó giữ được, huống chi một nước. Nay, có ba việc gây tệ hại cho dân là nuôi lính, nuôi voi và nộp tiền án kiện, chưa kể những sự nhũng nhiễu khác không sao kể xiết...

Ông (Nguyễn Cư Trinh) lại trình thêm bốn thói tệ khác:

Một là: Chức quan đặt ra ở các phủ và các huyện là chức lo việc trị dân, thế mà gần đây không được giao trách nhiệm gì, chỉ sai khám hỏi, kiện tụng. Vậy, xin từ nay trở đi, các thứ thuế, hết thảy đều giao cho quan tri huyện biên thu rồi chuyển nạp cho quan ở Quảng Nam, cốt để tránh phiền nhiễu cho dân.

Hai là: Xưa nay, các quan ở phủ và huyện chỉ trông cậy vào sự tra hỏi, bắt bớ mà kiếm lộc. Nay, xin định lệ cấp bổng lộc thường xuyên cho họ, đồng thời, căn cứ vào sự thanh liêm hay tham lam, sự siêng năng hay lười biếng của họ để tiến hành thăng giáng hoặc truất bỏ quan chức.

Ba là: Dân lậu có hai hạng. Một hạng trốn thuế mà đi lang thang, một hạng ví quá cơ hàn mà phải phiêu bạt. Nay, nếu không chia đẳng hạng, hết thảy đều bắt ghi tên vào sổ để thu thuế, thì tất nhiên chúng sẽ sợ hãi rồi chạy trốn vào rừng rú, xã dân ở lại mà phải đóng thay thì họ chịu sao nổi. Vậy, xin xét cho kĩ, dân lậu nào còn có cái sinh nhai thì thu thuế như lệ thường, còn những ai đói rét khốn cùng thì cho miễn và tùy cách mà vỗ về nuôi nấng để cứu lấy dân nghèo.

Bốn là: Nên để cho dân được yên, không nên khuấy động họ, vì yên thì dễ trị, khuấy động thì dễ sinh loạn. Nay, nếu cứ sai người đi săn bắn ở núi rừng, hết đòi gà lại đòi ngựa, bọn chúng không hề theo ý tốt của bề trên mà chỉ lo quấy rối nhân dân các địa phương, bọn giả mạo ấy đi đến đâu là ở đó náo loạn, thì người ta oán hận là điều không sao tránh khỏi. Vậy, từ nay nếu có sai người đi thì cấp giấy tờ để họ trình quan địa phương xét, kẻ nào nhiễu dân thì phải trị, có thế may ra dân mới được yên.

Thư ấy dâng lên nhưng không được Chúa trả lời."

Than ôi, phải chi các vị quan đều như cụ Nguyễn Cư Trinh…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có phải có màn đinh tặc cố ý, hay chỉ là vô ý? Rơi đinh giữa đường, có nên nghi ngờ là âm mưu sát nhân hay không? Bởi vì, có thê chết người... Trong xã hội này, cái gì cũng đáng ngờ... Bản tin Infonet kể rằng đã tìm được thủ phạm khiến hàng trăm xe thủng xăm ở cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội.
Chuyện thuốc giả chữa ung thư không cho người vẫn gây sôi nổi... Trong khi đó, Bộ Y Tế kiên quyết rằng đó là thuốc thật nhưng kém chất lượng
Vậy là vào năm học mới… nhằm trong mùa lễ Vu Lan, mới biết lòng mẹ cha đi theo bước trẻ… Bản tin Infonet ghi nhận về buổi sáng ngày 5/9/2017, với 21 triệu học sinh cả nước tựu trường dự Lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018.
Vậy là tới mùa Vu Lan, mùa báo hiếu mẹ cha... Tuy xã hội vẫn có những bất toàn về thể chế, xã hội, đạo đức, lòng người vẫn bền chặt nương tựa trong tình thương với ba mẹ... Báo Người Đưa Tin về về Hà Nội: Biển người ngồi dưới lòng đường trước chùa Phúc Khánh dự lễ Vu Lan...
Thuốc giả thì cứ bảo là thuốc thật nhưng kém chất lượng, trong khi đó công an nói mìn giả là mìn giả, hình như không ai dám nói đó là mìn thiệt nhưng kém chất lượng.
Trong tuần lễ này sẽ có một ngày đáng ghi nhớ cho người mê thơ: nhà thơ Vũ Hoàng Chương từ trần ngày 6 tháng 9, năm 1976.
Nhức nhối vẫn là ung thư... nhức nhối vẫn là hiện tượng bán thuốc giả công khai từ các cấp cao nhất của Bộ Y Tế... nhức nhối vẫn là, có vẻ như Đảng CSVN muốn bịt miệng toàn dân về nỗi đau bị siết họng cho chết trong phòng bệnh bằng thuốc giả, thuốc dỏm, thuốc ma, thuôc không ai biết xuất xứ từ phòng thí nghiệm nào, thuốc không có cả giấy tờ nhưng được ma mãnh bằng giá tờ giả...
Nan đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay kể ra là nhiều kinh khủng: thể chế, quyền người căn bản, thủ tục kinh doanh, hối lộ, tham nhũng... nhưng trong tầm xa, sẽ có một trở ngại lớn, đó là hiện tượng robot sẽ thay thế cho nhân lực. Lúc đó, công nhân mất việc hàng loạt.
Như thế, chính quyền Hà Nội và Bộ Quốc Phòng nhất quyết cướp đất của dân Đồng Tâm? Nhà trí thức Nguyễn Đình Ấm trong baì viết “Hãy chấm dứt hành vi càn dỡ, bất nhân ở Đồng Tâm!”
Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Y tế có thông tin chính thức về quá trình cấp phép cho các thuốc của VN Pharma kể từ khi tổng giám đốc VN Pharma bị bắt (năm 2014).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.