Hôm nay,  

Học Sinh Là Tương Lai

29/01/201600:00:00(Xem: 4441)

Tương lai dân tộc nằm trong tay thế hệ trẻ. Nhưng học trò Việt Nam lại là những kẻ cưu mang thiệt thòi, không ưu tiên gì hiện nay.

Nhạc sĩ Lê Thương nhiều thập niên trước có bài hát “Học Sinh Hành Khúc” nêu lên ước mơ:

“Học sinh là người Tổ quốc mong cho mai saụ
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập
Học sinh nề chi tuổi xanh chung sức phấn đấu
Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên...”

Tuy nhiên, hoàn cảnh trường học Việt Nam lại không đủ tiện nghi. Thế nên, khi mùa lạnh tới, nhiều học sinh ngồi trong lớp phaỉ trùm mền...Bản tin hai báo Xây Dựng/Dân Trí ghi nhận tình hình “Học sinh quấn chăn đến lớp học vì quá giá rét”...

Bản tin này kể:

“Những ngày qua thời tiết miền Bắc quá giá rét đã khiến cho các bạn học sinh phải chật vật trong học hành.

Bốn ngày qua, thời tiết Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đều nằm trong diện rét đậm, rét hại khiến cho đời sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng lớn. Trước tình hình nảy, nhiều trường tiểu học, mầm non và trung học cơ sở đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khỏe cho các em.

Tuy nhiên, ở các trường trung học phổ thông, do không có thông báo nghỉ học nên các em vẫn phải tới lớp. Nhưng vì thời tiết quá khắc nghiệt, không ít học sinh đã bị cảm lạnh hoặc tự xin nghỉ vì lí do sức khỏe.

Các bạn học sinh đi học thì co ro vì rét mướt. Nhiều bạn nhanh trí đã mang theo cả chăn bông, túi sưởi để giữ ấm trong những ngày giá rét này...”

Trong khi đó, ý thức về an toàn của các em lại kém. Và cũng có thể vì nhà trường không dạy các em kỹ về kỹ năng tự bảo vệ?

Báo Giao Thông kê chuyện 3 nữ sinh ở Tây Nguyên chết đuối.

Bản tin này viết:

“Theo thông tin đăng tải trên báo Người Lao Động, chiều nay 28/1, có 3 nữ sinh trường THCS Ngô Quyền - Đăk Lăk đã đuối nước tử vong sau khi ra hồ tắm tại khu vực xã Cư Suê - huyện Cư Mgar.

Cụ thể vào thời điểm trên, một người phụ nữ nghe tiếng kêu cứu của 5 học sinh đang chới với dưới hồ nước liền chạy tới cầm khúc gỗ đưa ra để cứu nhưng chỉ có hai em bám vào được, ba em còn lại đã tử vong vì đuối nước.

Trao đổi với Vnexpress, Thầy Nguyễn Thế Anh - Hiệu phó Trường THCS Ngô Quyền cho biết, các em học sinh gặp nạn là học sinh lớp 7 của trường, mặc dù trước đó nhà trường cũng đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở và cảnh báo các em học sinh về vấn đề nguy hiểm khi tắm sông, hồ nhưng sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra.”

Trong khi đó, bản tin hai báo Tầm Nhìn/Dân Trí kê3 chuyện ở Bình Định, “Bênh con, phụ huynh xông vào trường đánh HS lớp 5 nhập viện.”

Điều lạ là, công an có vẻ muốn cho chuyện này chìm xuồng.

Bản tin này kể:

“Sau khi nghe con gái kể bị một bạn trai trong lớp chọc ghẹo, ông Dũng tức giận đến trường hành hung dùng khăn quàng trói tay và đánh đấm vào đầu, mặt, bụng… khiến học sinh này ngất xỉu phải đưa đi viện cấp cứu.

Mấy ngày qua, phụ huynh, giáo viên và học sinh Trường tiểu học số 1 Nhơn Hậu (phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) rất bức xúc trước việc một phụ huynh ngang nhiên xông vào trường đánh một nam học sinh của trường đến ngất xỉu trước sự chúng kiến của nhiều người.

Theo trình bày của phụ huynh học sinh bị đánh, khoảng 13h30 ngày 22/1, ông Nguyễn Xuân Dũng (trú phường Đập Đá, thị xã An Nhơn) đến khu vực nhà xe của Trường Tiểu học số 1 Nhơn Hậu. Sau khi thấy em Hồ Văn Tiến (đang học lớp 5A trường này), ông Dũng liền xông tới, đánh tới tấp vào đầu, mặt, bụng… Chưa dừng lại ở đó, ông Dũng còn lôi em Tiến vào lớp học, dùng khăn quàng và dây băng keo trói tay, chân và tiếp tục hành hung dưới sự chứng kiến của nhiều học sinh lớp 5A.

Thời điểm đó, một số phụ huynh chở con đến trường nhìn thấy vào can ngăn nhưng ông Dũng không chịu dừng tay. Cho đến khi thấy em Tiến nằm bất động dưới đất, ông mới chịu dừng lại.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, đại diện Trường Tiểu học số 1 Nhơn Hậu báo cáo vụ việc cho Công an xã và UBND xã Nhơn Hậu, đồng thời cùng với người nhà của em Tiến đưa em đến bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu. Hiện sức khỏe em Tiến đã dần ổn định. Bà Hồ Thị Bé (64 tuổi, bà ngoại em Tiến) cho biết, gia đình khó khăn, cha mẹ có công việc không ổn định, bữa làm bữa nghỉ. Từ cháu bị hành hung, gia đình phải vay mượn đưa cháu đi vào viện. Giờ tui chỉ mong sao nó mau khỏi bệnh để về nhà cho đỡ khổ...”

Toàn là những chuyện lạ ở quê mình, xin kể như thế cho bạn tường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.