Hôm nay,  

Mạo Danh, Lừa Đảo

14/01/201600:00:00(Xem: 4961)

Chuyện mạo danh và lừa đảo nhiều kể chi cho xiết. Nhưng lần này, người ta lại nghe chuyện chính các cơ quan cán bộ lại bị đưa vào trận mạo danh và lừa đảo.

Trên nguyên tắc, trước giờ chỉ có chuyện người dân thường bị hù dọa, bị lừa đaỏ vì kẻ khác mạo danh quan chức. Nhưng lần này, mới lạ.

Bản tin VnExpress hôm 13-1-2016 kể rằng “Bộ Giáo dục lại bị mạo danh”...

Bản tin nói, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thông báo việc Bộ bị mạo danh.

Theo công văn, những ngày gần đây, một số cá nhân mạo danh cán bộ Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo gọi điện thoại tới các Sở Giáo dục, trường học về việc Bộ tổ chức hội nghị, hội thảo và yêu cầu nộp tiền mua tài liệu để được tham dự.

Bộ Giáo dục khẳng định, khi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, Bộ sẽ gửi giấy triệu tập, giấy mời (qua email, fax, bưu điện) đến các cơ quan, đơn vị liên quan; không triệu tập bằng hình thức gọi điện thoại.

Bản tin VnExpress ghi rằng công văn nêu rõ:

"Bộ Giáo dục gửi trước tài liệu qua email (nếu cần) hoặc gửi tài liệu trực tiếp cho đại biểu tại hội nghị, hội thảo, tập huấn, không yêu cầu các Sở, cơ sở giáo dục nộp tiền mặt (hoặc chuyển khoản) mua tài liệu"...

Có chuyện các cơ quan, các đơn vị bị lừa gạt như thế chăng?

Thực ra tộị đó là nặng, nếu chúng ta nhớ rằng vụ án người Trung Quốc lừa đảo qua điện thoại đã bị tuyên xử tới 7 năm tù.

Báo Tuổi Trẻ kể rằng Li Shi Min sang Việt Nam và lôi kéo một số người Việt cùng tham gia đường dây lừa đảo qua điện thoại để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng trong tài khoản của nạn nhân.

Ngày 13-1, TAND TP.SG đã tuyên phạt bị cáo Li Shi Min (32 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) và Huỳnh Thị Như Mai (32 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) cùng 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Báo Tuổi Trẻ ghi theo cáo trạng cho biết, khoảng tháng 4-2014, Li Shi Min sang Việt Nam và được nhóm bạn người Trung Quốc rủ tham gia đường dây lừa đảo, giả người của cơ quan tố tụng điện thoại hù dọa nạn nhân liên quan tổ chức tội phạm khiến nạn nhân sợ mất tiền trong tài khoản mà chuyển tiền của mình qua tài khoản của đường dây lừa đảo này lập ra.

Điển hình lừa đảo thế này:

“Ngày 20-8-2014, bà Tăng Thị Thu Cúc nhận được cuộc gọi vào máy điện thoại bàn, người gọi xưng là nhân viên công ty VNPT thông báo bà Cúc đang nợ cước điện thoại 8,6 triệu đồng.

Sau đó, người này nối máy cho bà với một đối tượng khác xưng là công an Tây Ninh nói bà liên quan đến đường dây tội phạm và yêu cầu bà chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp.

Tương tự thủ đoạn trên, các bị cáo đã chiếm đoạt của nạn nhân tổng cộng 490 triệu đồng.”

Bạn thử nhớ những chuyện lừa đảo động trời xem...

Chuyện kêu gọi các sĩ quan VNCH đi học tập 3 ngày rồi kéo luôn một mạch, từ 3 năm tới cả chục năm tập trung cải tạo. Có phải lừa đaỏ lớn đủ để nhớ?

Trước đó là chuyện liên hiệp chính phủ để rồi mở ra các cuộc đảng tranh, thủ tiêu người của Việt Nam Quốc Dân Đảng -- trong đó, nổi bật là nhà văn Khái Hưng của Đảng VNQDĐ bị ám sát. Có phải lừa đảo chăng, khi mời gọi liên thủ chống Pháp và rồi giết sạch những người yêu nước có dị kiến?

Và bây giờ, nói là dân chủ... nhưng không hề có dân chủ gì hết. Có phải là lừa đảo động trời không?

Lừa tiền qua điện thoại, bị 7 năm tù... Còn Đảng CSVN lừa tới mức động trời, có bản án nào cho xứng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tương lai dân tộc nằm trong tay thế hệ trẻ. Nhưng học trò Việt Nam lại là những kẻ cưu mang thiệt thòi, không ưu tiên gì hiện nay.
Chỉ nghe nói Wikipedia tiếng Anh khả tín hơn, vì trong người thiện nguyện viết tiếng Anh có một số giáo sư đaị học Hoa Kỳ.
Hình như có thể dạy được nghề chữa bệnh một cách đơn giản hơn – và dĩ nhiên, cho một số bệnh cụ thể. Và nếu như thế, sẽ giúp rất nhiều dân nghèo.
Tết sắp tới rồi. Truyền thông đón xuân đang ngấm dịu dịu vào hồn người dân. Người nhập cư Sài Gòn nghĩ tới chuyện về quê ăn Tết. Người đô hội nghĩ tới chuyện câu đối, xin chữ mừng xuân.
Báo Tuổi Trẻ ghi lời Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt Ánh, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP.SG, đã cho biết ở TP. Sài Gòn hơn 22% học sinh vẹo cột sống.
Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp lành mạnh mà người hiện đại cần phải có là gì? Có một số thanh niên coi sự nghiệp như phương tiện mưu sinh.
Bản tin kể rằng hơn một tuần trước cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử tại Miến Điện cho đảng của nhà đối lập Aung San Suu Kyi, hôm 22/01/2016,
Hình như, không làm thực phẩm bẩn, sẽ không có lời nhiều? Tuy nhiên, sản xuất thực phẩm bẩn lại là vũ khí sát hại tập thể (dĩ nhiên, lâu dài) vì đầu độc kiểu này là không phân biệt già trẻ lớn bé.
Phó Giáo sư TS Hà Đình Đức, chuyên gia nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, cho biết, khoảng 18h ngày 19 tháng 1, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông thông tin này.
Bản tin báo Tuổi Trẻ nói rằng liên tiếp những ngày gần đây, Chị cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh xử lý nhiều cơ sở kinh doanh có dấu hiệu sai phạm, trong đó phát hiện gần 3.000 hộp bánh kẹo bị “rút ruột”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.