Hôm nay,  

Để Học Tiếng Anh

1/5/201600:00:00(View: 5204)

Lại nhức nhối nghe chuyện giáo viên tiếng Anh lại ấm ớ tiếng Anh...

Lẽ ra là bình thường. Thời trước 1975 cũng thế. Bây giờ, trên nguyên tắc đỡ hơn, vì có Internet, có YouTube, có truyền hình...

Thời này, chỗ nào cũng nghe tiếng Anh, tại sao giáo viên kém tiếng Anh... Hẵn là vì chính phủ dựng rào cản tiếng Anh? Có phải các đài truyền hình tiếng Anh bị chận lại? Hay chỉ gia đình cán bộ mới có phương tiện học tiếng Anh?

Báo Người Lao Động có bản tin tựa đề “Giáo viên nghe - nói tiếng Anh ấm ớ...”

Trong đó viết:

“Giáo viên dạy tiếng Anh không giao tiếp được bằng tiếng Anh nên chỉ chú trọng việc dạy đọc - viết nên học sinh không giao tiếp được tiếng Anh là tất yếu, đa số học sinh lên ĐH phải học lại, gây lãng phí lớn.”

Bản tin ghi lời GS-TS Nguyễn Lộc - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 - cho biết phải thừa nhận rằng phần lớn GV tiếng Anh hiện nay yếu đều cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Nhiều người cứ nhầm tưởng kỹ năng nghe - nói tách rời 2 kỹ năng còn lại nhưng không phải vì muốn nói tốt thì phải có nhiều từ vựng, phải giỏi ngữ pháp.

Có thống kê nào chăng?

Báo Người Lao Động ghi một thống kê:

“98,6% học sinh không thể đạt chuẩn

Trong khảo sát của nhóm giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM trên 143 học sinh THPT và 10 GV, cán bộ quản lý tại Trường Trung học Thực hành sư phạm, có đến 70% học sinh cho rằng GV sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, 15,3% học sinh cho rằng GV sử dụng quá nhiều tiếng Việt khi dạy tiếng Anh. Có đến 98,6% học sinh cho rằng không thể đạt được 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết theo chuẩn đầu ra. Thậm chí, 55,2% học sinh không biết gì về chuẩn đánh giá đầu ra do bộ quy định.”

Cuối bản tin, có ghi một góp ý của người ký tên “1 GV TA” trong đó nói:


“Xin nói cho rõ cho ai chưa biết là 4 năm ở ĐHSP TPHCM SV chúng tôi chỉ được phép nói TA với GV trong lớp, GV giảng toàn TA (ai nghe kg được chết ráng chịu) và có học GV bản ngữ, 4 năm đến nằm ngủ cũng mớ ra TA, vậy chuyện "GV nghe - nói tiếng Anh ấm ớ" là chuyện lạ lùng nhất tôi từng nghe...”

Trước đó, báo VnExpresss từng ghi lời khuyên của một chuyên gia hôì tháng 6-2015.

Bài trên VnExpress tựa đề “Muốn học tiếng Anh giỏi nên xem tivi”...

Bản tin viết qua lời giáo viến Jesse Peterson:

“Qua quá trình dạy nhiều học viên Việt Nam, giáo viên tiếng Anh Jesse Peterson cho biết có nhiều người nói hay nhờ xem phim, trong khi một số người khác sống ở Mỹ 5 năm cũng khó khăn khi phát âm vì không có động lực học hành.

Xem phim có phụ đề tiếng Anh là cách học tiếng Anh hiệu quả. Ngoài những từ mới học được, bạn có thể bắt chước ngữ điệu của nhân vật trong phim.

Tôi nhớ khi học tiếng Nhật, tôi đã xem nhiều chương trình truyền hình của Nhật Bản. Khi ấy, vì bị nghiện bộ Anime "One piece", tôi đã xem hơn một trăm tập phim này. Nhiều bạn bè người Nhật của tôi thường xuyên trêu tôi vì tôi hay nói tiếng Nhật giống giọng nói của tên cướp biển xuất hiện trong phim.

Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng xem phim là một phương pháp hữu ích. Phương pháp này giúp nhiều người Việt Nam thành công trong việc học tiếng Anh...”

Thực ra, bạn có thể lên mạng học tiếng Anh d6ẽ dàng, muốn nghe giọng Mỹ hãy vào VOA (http://www.voatiengviet.com/), muốn học giọng Anh hãy vào BBC (http://www.bbc.com/vietnamese).

Hay là vào YouTube.com mà học.

Lẽ ra chính phủ VN nên cho các mạng tin tức tiếng Anh và phim hoạt hoạ Mỹ vào VN chiếu tự do trên Tivi. Đó là cách lâu dài cho thế hệ trẻ học tiếng Anh.

Vì bây giờ khối ASEAN đã gỡ rào kinh tế, giới trẻ VN mà kém tiếng Anh so với Campuchia hay Lào thì chẳng bao giờ có cơ hội tiốt cho đất nước.

Reader's Comment
1/8/201621:17:33
Guest
Tôi có người quen, vợ là ký giả, người Mỹ sang Việtnam dạy tiêng Anh cho trẻ con cán bộ từ 5-13 tuổi. Nếu ó tiền học trường tư thì khá hơn. Còn trường của nhà nước chỉ dạy lây lệ và không cho phép xem chương trình TV hải ngoại, chỉ có cán bộ cao cấp ơi xem đuợc đải CNN.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Học sinh Việt nam du học Mỹ từ bậc trung học... Nghĩa là, nhiều phần là sẽ biến mất luôn. Bởi vì, đã vào học đường Mỹ, xưa nay đâu mây ai quay về...
Câu chuyện trạm BOT Cai Lậy siết cổ các tài xế để moi tiền vẫn chưa êm... Nước nghèo như Cam Bốt vẫn xóa hết mọi trạm thu tiền... Thời thuộc địa Pháp
Chuyện trước giờ chưa hề thấy trong lịch sử thế giới, và chỉ có trong lịch sử thiên đường xã hội chủ nghĩa: Tiến sĩ sao chép luận văn Thạc sĩ...
Đất trong hẻm, thậm chí là hẻm sâu, "hẻm của hẻm của hẻm" bị thiệt thòi trong cách tính thuế mới vì bị gom chung vào khiến cho bị tính thuế cao hơn, thuế cao hơn nhà mặt tiền.
Nhan sắc không có sóng gió, nhưng có thể làm chìm đắm người... Với một ông cụ 70 tuôi ở Nghệ An (không phải chuyện ông cụ nhiều người đang tôn thờ)... nhan sắc là ly bia pha thuốc trừ sâu và giá để trả là cái chết.
Bản tin VOV kể rằng lốc xoáy kèm theo mưa đá kéo dài hơn 20 phút quét qua xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng khiến hơn 40 căn nhà ở của người dân bị tốc mái
Bạn đã từng học bậc trung học Sài Gòn trước năm 1975... hẳn là còn nhớ một thời học thơ Hồ Dzếnh, bất kể rằng Hồ thi sĩ kẹt lại ở miền Bắc VN.
Bản tin VTC ghi rằng ba đặc khu kinh tế Việt Nam (Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc) sẽ không còn hội đồng nhân dân, được kinh doanh casino và đặc biệt thời hạn thuê đất có thể lên tới 99 năm.
Tại sao tượng đaì mới khánh thành 2 năm đã bị gãy đổ? Chỉ vì một em bé tới vịn tượng là đổ... Có phải nhà thầu rút ruột tượng đài để chia cho cán bộ?
Vậy là không nhận chìm 1 triệu mét khối bùn thải xuống biển Bình Thuận... Có nghĩa là các nhà khoa học quốc doanh không được chính phủ tin cậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.