Hôm nay,  

Để Học Tiếng Anh

1/5/201600:00:00(View: 5174)

Lại nhức nhối nghe chuyện giáo viên tiếng Anh lại ấm ớ tiếng Anh...

Lẽ ra là bình thường. Thời trước 1975 cũng thế. Bây giờ, trên nguyên tắc đỡ hơn, vì có Internet, có YouTube, có truyền hình...

Thời này, chỗ nào cũng nghe tiếng Anh, tại sao giáo viên kém tiếng Anh... Hẵn là vì chính phủ dựng rào cản tiếng Anh? Có phải các đài truyền hình tiếng Anh bị chận lại? Hay chỉ gia đình cán bộ mới có phương tiện học tiếng Anh?

Báo Người Lao Động có bản tin tựa đề “Giáo viên nghe - nói tiếng Anh ấm ớ...”

Trong đó viết:

“Giáo viên dạy tiếng Anh không giao tiếp được bằng tiếng Anh nên chỉ chú trọng việc dạy đọc - viết nên học sinh không giao tiếp được tiếng Anh là tất yếu, đa số học sinh lên ĐH phải học lại, gây lãng phí lớn.”

Bản tin ghi lời GS-TS Nguyễn Lộc - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 - cho biết phải thừa nhận rằng phần lớn GV tiếng Anh hiện nay yếu đều cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Nhiều người cứ nhầm tưởng kỹ năng nghe - nói tách rời 2 kỹ năng còn lại nhưng không phải vì muốn nói tốt thì phải có nhiều từ vựng, phải giỏi ngữ pháp.

Có thống kê nào chăng?

Báo Người Lao Động ghi một thống kê:

“98,6% học sinh không thể đạt chuẩn

Trong khảo sát của nhóm giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM trên 143 học sinh THPT và 10 GV, cán bộ quản lý tại Trường Trung học Thực hành sư phạm, có đến 70% học sinh cho rằng GV sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, 15,3% học sinh cho rằng GV sử dụng quá nhiều tiếng Việt khi dạy tiếng Anh. Có đến 98,6% học sinh cho rằng không thể đạt được 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết theo chuẩn đầu ra. Thậm chí, 55,2% học sinh không biết gì về chuẩn đánh giá đầu ra do bộ quy định.”

Cuối bản tin, có ghi một góp ý của người ký tên “1 GV TA” trong đó nói:


“Xin nói cho rõ cho ai chưa biết là 4 năm ở ĐHSP TPHCM SV chúng tôi chỉ được phép nói TA với GV trong lớp, GV giảng toàn TA (ai nghe kg được chết ráng chịu) và có học GV bản ngữ, 4 năm đến nằm ngủ cũng mớ ra TA, vậy chuyện "GV nghe - nói tiếng Anh ấm ớ" là chuyện lạ lùng nhất tôi từng nghe...”

Trước đó, báo VnExpresss từng ghi lời khuyên của một chuyên gia hôì tháng 6-2015.

Bài trên VnExpress tựa đề “Muốn học tiếng Anh giỏi nên xem tivi”...

Bản tin viết qua lời giáo viến Jesse Peterson:

“Qua quá trình dạy nhiều học viên Việt Nam, giáo viên tiếng Anh Jesse Peterson cho biết có nhiều người nói hay nhờ xem phim, trong khi một số người khác sống ở Mỹ 5 năm cũng khó khăn khi phát âm vì không có động lực học hành.

Xem phim có phụ đề tiếng Anh là cách học tiếng Anh hiệu quả. Ngoài những từ mới học được, bạn có thể bắt chước ngữ điệu của nhân vật trong phim.

Tôi nhớ khi học tiếng Nhật, tôi đã xem nhiều chương trình truyền hình của Nhật Bản. Khi ấy, vì bị nghiện bộ Anime "One piece", tôi đã xem hơn một trăm tập phim này. Nhiều bạn bè người Nhật của tôi thường xuyên trêu tôi vì tôi hay nói tiếng Nhật giống giọng nói của tên cướp biển xuất hiện trong phim.

Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng xem phim là một phương pháp hữu ích. Phương pháp này giúp nhiều người Việt Nam thành công trong việc học tiếng Anh...”

Thực ra, bạn có thể lên mạng học tiếng Anh d6ẽ dàng, muốn nghe giọng Mỹ hãy vào VOA (http://www.voatiengviet.com/), muốn học giọng Anh hãy vào BBC (http://www.bbc.com/vietnamese).

Hay là vào YouTube.com mà học.

Lẽ ra chính phủ VN nên cho các mạng tin tức tiếng Anh và phim hoạt hoạ Mỹ vào VN chiếu tự do trên Tivi. Đó là cách lâu dài cho thế hệ trẻ học tiếng Anh.

Vì bây giờ khối ASEAN đã gỡ rào kinh tế, giới trẻ VN mà kém tiếng Anh so với Campuchia hay Lào thì chẳng bao giờ có cơ hội tiốt cho đất nước.

Reader's Comment
1/8/201621:17:33
Guest
Tôi có người quen, vợ là ký giả, người Mỹ sang Việtnam dạy tiêng Anh cho trẻ con cán bộ từ 5-13 tuổi. Nếu ó tiền học trường tư thì khá hơn. Còn trường của nhà nước chỉ dạy lây lệ và không cho phép xem chương trình TV hải ngoại, chỉ có cán bộ cao cấp ơi xem đuợc đải CNN.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.