Hôm nay,  

Chợ Tình

5/6/199900:00:00(View: 15321)
Bạn,
Chợ tình là một trong những đề tài phóng sự “ăn khách” của báo trong nước. Tại Sài Gòn, tuy không có chợ tình công khai, nhưng có những tụ điểm quen thuộc để khách làng chơi đi tìm hoa. Tại miền Đông và Tây Nam phần, tại gần các cửa biên giới Việt-Căm Bốt đều có các khu chợ tình lộ thiên. Tại miền Trung, ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị, trên đoạn đường từ thị xã Đông Hà lên Cam Lộ nằm trên Quốc lộ 9 cũng có một chợ tình nổi tiếng và công an CSVN địa phương chào thua! Những chợ tình kể trên thuộc loại mà báo trong nước gọi là tệ nạn xã hội. Riêng tại Tây Bắc Việt Nam, có những chợ tình “đúng nghĩa” ở khu du lịch Sapa, một Đà Lạt ở các tỉnh phía Bắc. Theo ghi nhận của các chuyên viên du lịch, Sapa không chỉ biết đến như là một thị trấn núi rừng, một điểm du lịch đặc biệt, nhiều người đến Sapa chỉ để được xem chợ tình của người dân tộc như nội dung đoạn ký sự sau đây trích từ báo trong nước:
Chúng tôi đã xuống tận xã Tả Phình (cách thị trấn Sapa hơn 10km) - một trong những xã của ngời Dao đỏ nổi tiếng với những phiên chợ tình lãng mạn. Gặp bác Lý Sai Phấu, ông giáo già ngời Dao, 61 tuổi, rít một hơi thuốc lào, nhấp chén chè xanh ra điều thỏa mãn, rồi kể: Ngày xa, dân bản ở mỗi người một nơi, xa lắm, xa nhất là xã Nậm Cang bây giờ, cách thị trấn hơn 40 km. Dù xa, vẫn phải đi chợ, 12 ngày có một chợ phiên. Đến chợ phiên chỉ toàn người già. Họ đem con heo, con gà, quả trứng và những sản phẩm của mình như nấm hương, mộc nhĩ, thổ cẩm... đi bán. Họ mua về mắm, muối, vải vóc... ở xa, đi về trong ngày không được, họ phải nghỉ qua đêm ở chợ. Họ hỏi thăm về con cái của nhau, xem có đứa nào vừa ý thì phiên chợ sau dắt chúng lên xem mặt. Dần dà, thanh niên, thiếu nữ thay cha mẹ đi chợ. Chúng tự tìm hiểu nhau. Thấy hợp ý, ngay trong phiên chợ, người con trai trao luôn cho người con gái vật kỷ niệm: vòng tay, yếm vải, khăn... và thề sẽ không tán tỉnh ai khác. Họ hẹn đến phiên chợ sau sẽ cưới nhau. Bác Sai Phấu nói tiếp: Cho đến đầu những năm 90, chợ vẫn được gọi là chợ phiên, chứ không dùng “chợ tình” như ngày nay.

Người Dao rất thích ca hát. Họ sống rải rác ở các xã Tả Phình, Bản Khoan, Thanh Kim, Bản Phùng, Nậm Cang, Suối Thầu, Tả Trung Hồ, Xéo Trung Hồ... Dù xa xôi, nhng ra rẫy mà thấp thoáng thấy người cùng dân tộc mình, họ đều hát giao duyên, để thăm hỏi nhau. Trong phiên chợ, các đôi nam nữ cũng tỏ tình với nhau bằng bài hát. Suốt dãy phố Cầu Mây dẫn đến chợ Sapa, nam đứng một bên, nữ một bên và cùng nhau hát. Khi đã chọn được người tâm đầu ý hợp, họ dắt nhau đứng về một phía, rồi lại rì rầm hát suốt đêm. Những năm gần đây, chợ tình có nhiều thay đổi, người có vợ có chồng rồi vẫn đi chợ tình. Hỏi một người già: “Thế bác còn đi chợ tình không"”, bác ta cười, nhe cặp răng vàng sáng lóe: “Già rồi, không đi chợ tình đâu”. Song bác chỉ cho chúng tôi anh Lý Phụ Kinh, 42 tuổi, lấy vợ từ năm 15 tuổi. Vợ anh Kinh là người anh “tán tỉnh” được từ phiên chợ. Nhưng bây giờ, cứ đến thứ bảy, anh Kinh lại lên chợ, tìm bạn gái cũ, hát cho vui suốt đêm, sáng hôm sau lại về với vợ.
Bạn,
Chợ tình Sapa thưa thớt từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm, do vào vụ mùa, ít ai rảnh rỗi để đi thường xuyên. Vả lại, khách du lịch lên Sapa thấy chợ tình vui, lạ, thích chụp ảnh, quay phim, khiến con trai, con gái Dao không được tự nhiên như xưa. Từ tháng 10 đến tháng 12, chợ tình đông hơn, nhưng cũng không bằng trước kia. Nguyên nhân chính là do địa phương khi xây lại chợ Sapa đã dành tầng hai để người Dao họp chợ tình cho... kín đáo. Song, người Dao không thích phá lệ cũ của bao đời!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.