Hôm nay,  

Chợ Tình

5/6/199900:00:00(View: 15294)
Bạn,
Chợ tình là một trong những đề tài phóng sự “ăn khách” của báo trong nước. Tại Sài Gòn, tuy không có chợ tình công khai, nhưng có những tụ điểm quen thuộc để khách làng chơi đi tìm hoa. Tại miền Đông và Tây Nam phần, tại gần các cửa biên giới Việt-Căm Bốt đều có các khu chợ tình lộ thiên. Tại miền Trung, ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị, trên đoạn đường từ thị xã Đông Hà lên Cam Lộ nằm trên Quốc lộ 9 cũng có một chợ tình nổi tiếng và công an CSVN địa phương chào thua! Những chợ tình kể trên thuộc loại mà báo trong nước gọi là tệ nạn xã hội. Riêng tại Tây Bắc Việt Nam, có những chợ tình “đúng nghĩa” ở khu du lịch Sapa, một Đà Lạt ở các tỉnh phía Bắc. Theo ghi nhận của các chuyên viên du lịch, Sapa không chỉ biết đến như là một thị trấn núi rừng, một điểm du lịch đặc biệt, nhiều người đến Sapa chỉ để được xem chợ tình của người dân tộc như nội dung đoạn ký sự sau đây trích từ báo trong nước:
Chúng tôi đã xuống tận xã Tả Phình (cách thị trấn Sapa hơn 10km) - một trong những xã của ngời Dao đỏ nổi tiếng với những phiên chợ tình lãng mạn. Gặp bác Lý Sai Phấu, ông giáo già ngời Dao, 61 tuổi, rít một hơi thuốc lào, nhấp chén chè xanh ra điều thỏa mãn, rồi kể: Ngày xa, dân bản ở mỗi người một nơi, xa lắm, xa nhất là xã Nậm Cang bây giờ, cách thị trấn hơn 40 km. Dù xa, vẫn phải đi chợ, 12 ngày có một chợ phiên. Đến chợ phiên chỉ toàn người già. Họ đem con heo, con gà, quả trứng và những sản phẩm của mình như nấm hương, mộc nhĩ, thổ cẩm... đi bán. Họ mua về mắm, muối, vải vóc... ở xa, đi về trong ngày không được, họ phải nghỉ qua đêm ở chợ. Họ hỏi thăm về con cái của nhau, xem có đứa nào vừa ý thì phiên chợ sau dắt chúng lên xem mặt. Dần dà, thanh niên, thiếu nữ thay cha mẹ đi chợ. Chúng tự tìm hiểu nhau. Thấy hợp ý, ngay trong phiên chợ, người con trai trao luôn cho người con gái vật kỷ niệm: vòng tay, yếm vải, khăn... và thề sẽ không tán tỉnh ai khác. Họ hẹn đến phiên chợ sau sẽ cưới nhau. Bác Sai Phấu nói tiếp: Cho đến đầu những năm 90, chợ vẫn được gọi là chợ phiên, chứ không dùng “chợ tình” như ngày nay.

Người Dao rất thích ca hát. Họ sống rải rác ở các xã Tả Phình, Bản Khoan, Thanh Kim, Bản Phùng, Nậm Cang, Suối Thầu, Tả Trung Hồ, Xéo Trung Hồ... Dù xa xôi, nhng ra rẫy mà thấp thoáng thấy người cùng dân tộc mình, họ đều hát giao duyên, để thăm hỏi nhau. Trong phiên chợ, các đôi nam nữ cũng tỏ tình với nhau bằng bài hát. Suốt dãy phố Cầu Mây dẫn đến chợ Sapa, nam đứng một bên, nữ một bên và cùng nhau hát. Khi đã chọn được người tâm đầu ý hợp, họ dắt nhau đứng về một phía, rồi lại rì rầm hát suốt đêm. Những năm gần đây, chợ tình có nhiều thay đổi, người có vợ có chồng rồi vẫn đi chợ tình. Hỏi một người già: “Thế bác còn đi chợ tình không"”, bác ta cười, nhe cặp răng vàng sáng lóe: “Già rồi, không đi chợ tình đâu”. Song bác chỉ cho chúng tôi anh Lý Phụ Kinh, 42 tuổi, lấy vợ từ năm 15 tuổi. Vợ anh Kinh là người anh “tán tỉnh” được từ phiên chợ. Nhưng bây giờ, cứ đến thứ bảy, anh Kinh lại lên chợ, tìm bạn gái cũ, hát cho vui suốt đêm, sáng hôm sau lại về với vợ.
Bạn,
Chợ tình Sapa thưa thớt từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm, do vào vụ mùa, ít ai rảnh rỗi để đi thường xuyên. Vả lại, khách du lịch lên Sapa thấy chợ tình vui, lạ, thích chụp ảnh, quay phim, khiến con trai, con gái Dao không được tự nhiên như xưa. Từ tháng 10 đến tháng 12, chợ tình đông hơn, nhưng cũng không bằng trước kia. Nguyên nhân chính là do địa phương khi xây lại chợ Sapa đã dành tầng hai để người Dao họp chợ tình cho... kín đáo. Song, người Dao không thích phá lệ cũ của bao đời!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nữ sinh bây giờ không hiền như xưa... Báo Người Lao Động kể về tình hình 10 nữ sinh vây đánh tập thể 2 học sinh khác. Bản tin ghi rằng một số người dân cho biết nhóm 10 nữ sinh (trong đó có nhiều em mặc đồng phục) lao vào đánh hội đồng 1 nữ sinh cùng 1 nam sinh khác mặc sự can ngăn của các bạn đi cùng.
Tháng tư đen... Tháng tư đen... Hôm nay là trong tuần lễ đầu tháng 4/2019, ngồi nhớ lại 44 năm trước, nhiều trận đánh vẫn dữ dội, gay go...
Mấy hôm trước là sinh nhật cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông sinh ngày 5 tháng 4/1923. Còn ba tuần nữa là tới ngày 30 tháng 4/2019, tròn 44 năm Miền Nam thất thủ. Kết thúc một cuộc chiến để khởi đầu một thời kỳ sắt thép, tàn bạo, đàn áp tất cả các nhân quyền và dân quyền.
Bụi, bụi, bụi... khắp nơi. Bụi nhiều tới mức máy hút bụi cũng chịu thua, tới mức quán xá đóng cửa vì bụi tràn ngập vào hơi thở... Báo Thanh Niên kể chuyện một khu vực Sài Gòn nơi bụi nhiều nhất thành phố: Dẹp quán, cửa đóng 24/24 vẫn không thấu.
Vậy là tương lai sẽ giảm bớt bia rượu nhờ tăng thuế rượu và bia? Hy vọng. Báo Tuổi Trẻ kể: Ngày 3-4, thông tin từ UBND TP.SG cho biết UBND TP đang chỉ đạo các cơ quan liên quan gấp rút chuẩn bị
Tiền trong một ngân hàng Nha Trang bốc hơi... trong khi quan chức cựu Viện phó Viện Giám Sát TP Đà Nẵng thú nhận đã ôm hun một bé gái trong thang máy vì tưởng là không có máy quay phim nào trong đó.
Cái chết nhiều khi tới bất ngờ… như trường hợp nghệ sĩ hài Anh Vũ. Báo Người Lao Động kể: Diễn viên điện ảnh Trí Quang vừa thông tin cho PV báo NLĐ biết nghệ sĩ hài Anh Vũ đã đột ngột mất tại Mỹ tối 1-4 theo giờ địa phương tại quận Cam, tiểu bang California.
Thẩm phán Mã Lai phán quyết: Cô Đoàn Thị Hương sẽ ra tù vào tháng 5/2019. Vậy là mừng... Bản tin RFI kể: Ngày 01/04/2019, Đoàn Thị Hương, bị cáo duy nhất còn lại trong phiên tòa xét xử vụ sát hại người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, chỉ bị kết án 40 tháng tù về tội «cố ý gây thương tích» thay vì tội danh sát nhân như đề nghị ban đầu.
(LTS: Vậy là tròn 44 năm... Đó là ngày Quân Đoàn 1 rời Đà Nẵng... sau đây là tổng hợp lại từ tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.)
(LTS: Vậy là tròn 44 năm... Đó là ngày Quân Đoàn 1 rời Đà Nẵng... sau đây là tổng hợp lại từ tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.