Hôm nay,  

Chợ Tình

5/6/199900:00:00(View: 15285)
Bạn,
Chợ tình là một trong những đề tài phóng sự “ăn khách” của báo trong nước. Tại Sài Gòn, tuy không có chợ tình công khai, nhưng có những tụ điểm quen thuộc để khách làng chơi đi tìm hoa. Tại miền Đông và Tây Nam phần, tại gần các cửa biên giới Việt-Căm Bốt đều có các khu chợ tình lộ thiên. Tại miền Trung, ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị, trên đoạn đường từ thị xã Đông Hà lên Cam Lộ nằm trên Quốc lộ 9 cũng có một chợ tình nổi tiếng và công an CSVN địa phương chào thua! Những chợ tình kể trên thuộc loại mà báo trong nước gọi là tệ nạn xã hội. Riêng tại Tây Bắc Việt Nam, có những chợ tình “đúng nghĩa” ở khu du lịch Sapa, một Đà Lạt ở các tỉnh phía Bắc. Theo ghi nhận của các chuyên viên du lịch, Sapa không chỉ biết đến như là một thị trấn núi rừng, một điểm du lịch đặc biệt, nhiều người đến Sapa chỉ để được xem chợ tình của người dân tộc như nội dung đoạn ký sự sau đây trích từ báo trong nước:
Chúng tôi đã xuống tận xã Tả Phình (cách thị trấn Sapa hơn 10km) - một trong những xã của ngời Dao đỏ nổi tiếng với những phiên chợ tình lãng mạn. Gặp bác Lý Sai Phấu, ông giáo già ngời Dao, 61 tuổi, rít một hơi thuốc lào, nhấp chén chè xanh ra điều thỏa mãn, rồi kể: Ngày xa, dân bản ở mỗi người một nơi, xa lắm, xa nhất là xã Nậm Cang bây giờ, cách thị trấn hơn 40 km. Dù xa, vẫn phải đi chợ, 12 ngày có một chợ phiên. Đến chợ phiên chỉ toàn người già. Họ đem con heo, con gà, quả trứng và những sản phẩm của mình như nấm hương, mộc nhĩ, thổ cẩm... đi bán. Họ mua về mắm, muối, vải vóc... ở xa, đi về trong ngày không được, họ phải nghỉ qua đêm ở chợ. Họ hỏi thăm về con cái của nhau, xem có đứa nào vừa ý thì phiên chợ sau dắt chúng lên xem mặt. Dần dà, thanh niên, thiếu nữ thay cha mẹ đi chợ. Chúng tự tìm hiểu nhau. Thấy hợp ý, ngay trong phiên chợ, người con trai trao luôn cho người con gái vật kỷ niệm: vòng tay, yếm vải, khăn... và thề sẽ không tán tỉnh ai khác. Họ hẹn đến phiên chợ sau sẽ cưới nhau. Bác Sai Phấu nói tiếp: Cho đến đầu những năm 90, chợ vẫn được gọi là chợ phiên, chứ không dùng “chợ tình” như ngày nay.

Người Dao rất thích ca hát. Họ sống rải rác ở các xã Tả Phình, Bản Khoan, Thanh Kim, Bản Phùng, Nậm Cang, Suối Thầu, Tả Trung Hồ, Xéo Trung Hồ... Dù xa xôi, nhng ra rẫy mà thấp thoáng thấy người cùng dân tộc mình, họ đều hát giao duyên, để thăm hỏi nhau. Trong phiên chợ, các đôi nam nữ cũng tỏ tình với nhau bằng bài hát. Suốt dãy phố Cầu Mây dẫn đến chợ Sapa, nam đứng một bên, nữ một bên và cùng nhau hát. Khi đã chọn được người tâm đầu ý hợp, họ dắt nhau đứng về một phía, rồi lại rì rầm hát suốt đêm. Những năm gần đây, chợ tình có nhiều thay đổi, người có vợ có chồng rồi vẫn đi chợ tình. Hỏi một người già: “Thế bác còn đi chợ tình không"”, bác ta cười, nhe cặp răng vàng sáng lóe: “Già rồi, không đi chợ tình đâu”. Song bác chỉ cho chúng tôi anh Lý Phụ Kinh, 42 tuổi, lấy vợ từ năm 15 tuổi. Vợ anh Kinh là người anh “tán tỉnh” được từ phiên chợ. Nhưng bây giờ, cứ đến thứ bảy, anh Kinh lại lên chợ, tìm bạn gái cũ, hát cho vui suốt đêm, sáng hôm sau lại về với vợ.
Bạn,
Chợ tình Sapa thưa thớt từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm, do vào vụ mùa, ít ai rảnh rỗi để đi thường xuyên. Vả lại, khách du lịch lên Sapa thấy chợ tình vui, lạ, thích chụp ảnh, quay phim, khiến con trai, con gái Dao không được tự nhiên như xưa. Từ tháng 10 đến tháng 12, chợ tình đông hơn, nhưng cũng không bằng trước kia. Nguyên nhân chính là do địa phương khi xây lại chợ Sapa đã dành tầng hai để người Dao họp chợ tình cho... kín đáo. Song, người Dao không thích phá lệ cũ của bao đời!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.