Hôm nay,  

Lao Động Ơû Đài Loan

22/12/199900:00:00(Xem: 6716)
Bạn,
Theo tài liệu của cục Quản lý Lao động CSVN, trong năm 2000, Sài Gòn sẽ có khoảng 7 ngàn “lao động xuất khẩu” sang Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn, riêng thị trường Đài Loan chiếm khoảng 80%. Theo phân tích của các chuyên viên, số người đi làm công ở các nước nói trên thuộc nhiều thành phần: thành phần thứ nhất là những người không có tay nghề, trình độ văn hóa thấp, được tuyển làm những nghề như xây dựng, may, dệt, giúp việc nhà; thành phần thứ hai có trình độ căn bản về nghề nghiệp, về trình độ văn hóa đã tốt nghiệp phổ thông trung học (lớp 12), được tuyển cho ngành lắp ráp điện tử; thành phần thứ ba là tốt nghiệp đại học được chọn cho ngành phiên dịch. Về độ tuổi, được hạn định từ 20 đến 35. Trong thời gian lập thủ tục, các ứng viên phải nộp một khoản tiền lớn cho các loại “phí dịch vụ”: tiền đặt cọc bằng giá tiền một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước sở tại, lệ phí thủ tục cư trú, lệ phí làm việc, lệ phí khám sức khỏe làm việc chiếm khoảng 12% tiền lương tháng theo hợp đồng đã ký. Mức lương tối thiểu của lao động Việt Nam tại Đài Loan là 15,840 Đài tệ (khoảng 480 đô)/ 1 tháng, riêng ngành lắp ráp điện tử có mức lương khởi điểm là 645 đô. Điều đáng nói là trong tiến trình chuẩn bị để đi làm thuê ở nước ngoài, những người “lao động xuất khẩu” đã không hướng dẫn đầy đủ, nên đã gặp rất nhiều khó khăn như ghi nhận sau đây của báo Người Lao Động:

Theo lời của bà Nguyễn Nguyên Như Trang, Quản lý các dự án phía Việt Nam của tổ chức CARE (dự án điều phối nghiên cứu hành động về AIDS và dân di động) cho biết: Sau một cuộc nghiên cứu trực tiếp một số Lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, chúng tôi nhận thấy đa số người lao động chưa được cung cấp đầy đủ về thông tin liên quan đến văn hóa, kỹ năng ngôn ngữ, điều kiện làm việc và điều kiện sống. Do thiếu hiểu biết về các quyền lợi hợp pháp của mình và luật lao động của quốc gia làm việc, nên người lao động không thể tự bảo vệ được mình. Đây cũng là lý do dẫn đến việc họ sẽ bị mất việc và kế đó là mất quyền cư trú hợp pháp ở nước sở tại. Về xét nghiệm sức khỏe, Ông Nguyễn Văn Huấn, cố vấn huấn luyện CARE Việt Nam, cho biết ngoài những điều khoản được đơn vị chiêu sinh bắt buộc khám, cá nhân người lao động phải đi tự khám và chữa bệnh về răng miệng, mắt. Nếu không khám ở Việt Nam, khi sang nước ngoài, người lao động sẽ tốn rất nhiều tiền để điều trị và khám các bệnh về mắt và răng hàm mặt.
Bạn,
Theo nguyên tắc, trước khi đi “xuất khẩu” ở nước ngoài, người lao động phải được cơ quan, đơn vị phụ trách tuyển người cho tham dự các khóa học bắt buộc về ngoại ngữ, luật lao động, văn hóa và phong tục tập quán của nước mà họ đến, cùng các xét nghiệm sức khỏe bắt buộc, thế nhưng, trong thực tế, các cơ quan dịch vụ đã không thực hiện đúng những quy định nói trên. Cũng theo báo Người Lao Động, tại Đài Loan, rào cản ngôn ngữ thường được xem là nguyên nhân chính của mọi phiền toái và xung đột giữa Lao động Việt Nam với các quản đốc cũng như lao động người bản xứ. Một công nhân từng đi lao động tại Đài Loan cho phóng viên biết như sau: Tiếng Hoa được dạy ở Việt Nam quá kiểu cách, khi sang đến Đài Loan thì cách họ nói chuyện khác nhiều so với những gì học qua sách vở tại Việt Nam. Ngoài ra, những địa chỉ, số điện thoại liên quan đến công việc dịch vụ tại nước sở tại rất quan trọng, một trong những địa chỉ đó mà người đi lao động cần phải biết là số điện thoại dịch vụ trả lời người không biết nói tiếng địa phương, thế nhưng họ cũng không được cung cấp những thông tin này, do đó đã gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.