Hôm nay,  

Lễ Hội Văn Hóa Khơ Me

18/10/199900:00:00(Xem: 6185)
Bạn thân,

Từng nghe về Đế Thiên Đế Thích của dân tộc Khơ me, bạn thán phục những nét văn hóa như vậy, nhưng có lẽ bạn chưa biết rằng những dấu ấn tương tự vẫn còn sâu đậm trong đời sống dân Miền Tây của VN, nơi sắc dân Khơ me sinh sống nhiều nơi này. Dân Khơ me có những đặc tính gì" Báo trong nước kể trích đoạn như sau.
Hiện có hơn 1 triệu người Khơ me đang sống rải rác ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong 54 dân tộc anh em đang chung sống trên đất nước Việt Nam thì dân tộc Khơ me có phong tục và lễ hội độc đáo hơn cả. Người ta dễ dàng nhận biết làng xóm của người Khơ me bởi những ngôi chùa có đỉnh tháp nhọn với kiến trúc rất tiêu biểu cho tín ngưỡng văn hoá dân tộc. Điều đáng chú ý là các ngôi chùa này là trung tâm tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống. Hàng năm người Khơ me có 3 lễ hội lớn: đó là lễ Chol - Thnăm - Thmây vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch - gọi là lễ vào năm mới; Lễ Dolta được tổ chức vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch gọi là lễ cúng ông bà, tổ tiên như tết thanh minh tảo mộ của người Việt và lễ Okombok vào giữa tháng 10 âm lịch gọi là lễ cúng trăng. Ngoài ra, các chùa còn tổ chức các lễ hội khác như lễ Tà khăm dâng bông, lễ ném còn... Mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng với nhiều hoạt động văn hoá xoay quanh lễ hội nhưng ấn tượng nhất là hội đua bò trong lễ Dolta và Hội đua ghe Ngo trong lễ Okombok. Hai lễ hội này thường được tổ chức ở tỉnh An Giang và tỉnh Sóc Trăng thu hút hàng chục nghìn khách du lịch tham dự.
Hội đua bò xuất phát từ nghi thức cầu cho mùa màng tốt tươi, cầu siêu cầu phước cho linh hồn thân nhân đã khuất. Trường đua là một cánh đồng lúa đã gặt hái xong rộng khoảng 3000 - 4000m2 nhưng vòng đua chính thức chỉ khoảng 100m bề ngang vừa đủ cho 2 cặp bò thi thố. Ngôi vị vô địch và danh hiệu tài xế giỏi nhất cuộc đua giành cho cặp bò nào chiến thắng đến trận cuối cùng cũng như người điều khiển khéo léo, dũng cảm nhất trong các vòng đấu loại.


Đua ghe ngo cũng là hội đua mang sắc thái riêng, quyết liệt và hào hứng không kém. Đua ghe Ngo thường được tổ chức trên sông Vàm Tho thuộc huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng hoặc kênh Xáng Nhú, sông Dinh ngay thị xã Sóc Trăng vào tháng 10 âm lịch. Hội đua này thu hút dân Khơ me từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang... Mỗi chiếc ghe ngo là đại diện cho một chùa Khơ me. Ghe ngo là loại thuyền độc mộc làm từ cây sao dài 10 - 20 m, bề ngang 1m, thon nhỏ cong lên ở hai đầu chứa 45 - 50 người gồm vận động viên cầm chèo, huấn luyện viên đứng mũi chỉ huy, người đánh trống giữ nhịp thúc chèo và người giữ lái phía sau. Tất cả đội theo một kỷ luật chặt chẽ tuyệt đối, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý và quyết tâm giành thắng lợi. Ghe ngo nào đoạt giải nhất không chỉ vinh dự cho cả đoàn mà còn là niềm kiêu hãnh của chùa - làng Khơ me đó. Trong các lễ hội đều có sự chủ trì của các vị sư sãi đáng kính vì tính chất thiêng liêng của ngày hội và lễ tạ ơn trời đất, mặt trăng, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, con người được nhiều sức khoẻ. Đêm trước hội đua các hoạt động văn hoá như múa hát, thả đèn diễn ra sôi nổi.
Các hội đua bò, đua ghe ngo... chỉ diễn ra mỗi năm một lần vào các dịp lễ cổ truyền với những sinh hoạt văn hoá đặc sắc... Mỗi lễ hội đều có nghi thức riêng và đều gắn liền với chùa chiền. Trong ngày hội tiếng trống, tiếng chiêng rung lên vang lừng, mọi người nắm tay nhau vui vẻ reo hò, cổ vũ…

Bạn thân,
Đình làng là trung tâm sinh hoạt làng xã Miền Bắc, thì chùa là trung tâm sinh hoạt dân Khơ me Miền Tây. Đình và chùa vẫn là nơi để mọi người tu dưỡng lòng nhân, nhưng tại sao dân tộc mình từ Nam tới Bắc vẫn cứ luôn đầy những thù hận, trấn áp, truy bức" Đó là chỗ mà có lẽ tôi với bạn không bao giờ hiểu nổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.