Hôm nay,  

Đồng Lương Ở Liên Doanh

11/10/199900:00:00(View: 6207)
Bạn,
Đã nhiều lần các chuyên viên cao cấp của ủy ban liên bộ Tài chánh-Lao động và Xã hội CSVN thừa nhận là quy chế và mức lương công nhân viên chức ở Việt Nam còn lạc hậu, lương tháng chỉ đủ sống trong 10 ngày và còn nhiều điều bất hợp lý khác. Trong lúc còn đang lúng túng chưa tìm ra một phương cách để giải toán bài lương cho công nhân viên thì hạ tuần tháng 10 vừa qua, bộ Lao động-Thương binh-Xã hội CSVN lại trình trên chính phủ CSVN bản dự liên quan đến cơ chế quy chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Sau khi thông tin trên được phổ biến, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã tổ chức nhiều buổi hội thảo theo yêu cầu của bộ Lao động-Thương binh-Xã hội CSVN. Theo ghi nhận của các chuyên viên, đây là vấn đề đang làm xôn xao các doanh nghiệp này, trong khi tình hình đầu tư nước ngoài, đang giảm sút mạnh. Các chuyên viên đã nêu ra các con số từ tài liệu thống kê vào cuối năm 1998, theo đó đã có 1,900 liên doanh có giấy phép thành lập tại Việt Nam, trong đó có 1,500 liên doanh đang hoạt động, thu hút khoảng 275,000 lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn người khác làm các công việc xây dựng, gia công, dịch vụ liên quan. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới bốn dạng: 55% là liên doanh, 40% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 3% là doanh nghiệp theo hợp đồng, 2% là doanh nghiệp liên doanh dầu khí và các nhà thầu khai thác thăm dò. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng CSVN, mức độ và quy mô đầu tư từ đầu năm 1999 đến nay đã giảm đến 1/3, nhiều lao động Việt Nam bị thất nghiệp do các doanh nghiệp gặp khó khăn. Đề cập đến bản dự thảo nói trên, báo trong nước đã nêu ra một số điểm bất lợi cho tình hình đầu tư tại Việt Nam như sau:

Trong tình hình hiện nay, bản dự thảo của bộ Lao động-Thương binh-Xã hội lại trình chính phủ một phương thức mới quản lý tiền lương ở các doanh nghiệp này, tập trung vào mấy nội dung chính có thể làm cho tình hình đầu tư xấu hơn: áp đặt mức chênh lệch đồng lương của người lao động; áp dụng chế độ nâng bậc lương cho lao động VN trong liên doanh tối thiểu là cứ ba năm làm việc phải tăng một bậc;-người VN và người ngoại quốc nếu giữ chức vụ ngang nhau thì tiền lương thực tế được trả bằng nhau. Riêng người nước ngoài được hưởng thêm phụ cấp xa tổ quốc, tiền nhà ở, tiền điện nước sinh hoạt theo định mức; lương cán bộ VN làm trong liên doanh được trả cho cơ quan cử người tham gia liên doanh. Số tiền ấy sẽ được cơ quan điều tiết cộng thêm hệ số khuyến khích theo quy định.
Phương thức quản lý tiền lương trên đây xuất phát từ một tư duy đơn giản là cần phải quản lý nội bộ doanh nghiệp để “biết” nhưng lại coi nhẹ hai điều cơ bản trong tập quán làm ăn của thời buổi thị trường: điều 1 là lương là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cung cầu thị trường và điều 2 là chế độ tự quản doanh nghiệp. Tất nhiên cả hai điều cơ bản này không đi ngược với các quy định cơ bản của luật Lao động. Khi Lao động được coi là nguồn nhân lực thì thu nhập của người lao động tùy thuộc vào các yếu tố: năng suất, tác phong, chất lượng, kỷ luật lao động và hiệu quả của xí nghiệp. Do vậy mà mức lương chênh lệch-thậm chí là chênh lệch hàng chục lần-giữa những người có trình độ, năng lực khác nhau là điều đương nhiên!

Bạn,
Theo ghi nhận của các báo trong nước, phần lớn nội dung trong bản dự thảo nêu trên không được sự đồng tình của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Nếu áp dụng họ sẽ tìm cách đối phó, và tình hình đầu tư tại VN lại càng thê thảm hơn!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nói chuyện kinh doanh trong nước là nói chuyện “kém tích cực”... Tại sao, cán bộ gây khó? Báo Tiền Phong kể chuyện “Điều kiện kinh doanh: Giảm chỗ này lại “đẻ” ra nơi khác”... Tiến độ thực hiện nhiệm vụ rà soát, đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh còn chậm, một số bộ chưa tích cực.
Vậy là hai miền Nam-Bắc Đại Hàn hòa hợp hòa giải thực sự... Đỡ phải đau đớn chia cắt. Và thống nhất, nếu có trong tương lai gần, cũng không phải là máu đổ thịt rơi.
Đặc khu, đặc khu, đặc khu... hóa ra là sòng bài và khách sạn. Đất nước mình cần ưu tiên là sòng bài? Đó là chưa kể chuyện cho thuê đất 99 năm, kiểu như Hồng Kông từng là nhượng điạ 99 năm... cho tới khi Trung Quốc nhận bàn giao từ Anh quốc.
Luật an ninh mạng sẽ làm khó cho các cơ sơ3ở kinh doanh... Báo Một Thế Giới ghi rằng ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) lo ngại dự thảo Luật An ninh mạng có thể đẩy doanh nghiệp Việt vào rủi ro phạm luật, gây khó cho hoạt động kinh doanh ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, dự luật này có thể khiến Việt Nam mất đi 1,7% tăng trưởng GDP.
Vây là nợ quá chừng… Hễ cái gì dính tới chính phủ đều nợ ngập đầu. Bản tin VOV kể: Nợ của doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tăng cao… Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã lên hơn 1,6 triệu tỷ đồng.
Hóa ra trùm buôn người tại Anh quôc là một bả cụ Việt Nam. Bản tin VOA ghi rằng một cụ bà 73 tuổi mới bị kết án 3 năm tù vì cầm đầu đường dây buôn người hoạt động ở xứ Wales thuộc Vương quốc Anh.
(Hôm Thứ Hai 28/5/2018 là Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ. Việt Báo trân trọng đăng Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu, bản dịch của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, để tưởng niệm tất cả những người vì nước hy sinh.)
Dệt may là một chủ lực kinh tế của Việt Nam… Tuy nhiên, giá cổ phiếu dệt may suy giảm mới là lạ…
Hình như Kim Jong-Un bị Trump chơi bài ba lá? Có vẻ như Trump thấy rằng cần phải đòi thêm, nên Trump hủy bỏ buổi họp dự kiến ở Singapore, vì đã không tốn viên đạn nào mà Kim đã trả tự do cho 3 công dân Mỹ? Hay có phải, Kim đang chứng minh cho cả thế giới thấy rằng Kim thực tâm muốn hòa bình, còn Trump chỉ lo mặc cả kiếm lời? Câu chuyện chỉ làm cho Nam Hàn rối loạn thêm, vì hòa bình càng lúc càng xa, vì Trump càng vướng bận chuyện cổ thành Jerusalem và Kim Hong-Un, kể như Tập Cận Bình xây xong đủ thứ ở Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc quậy biển Việt Nam. Đó là lời của một ông tướng... Báo Pháp Luật ghi rằng theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm, lực lượng chuyên trách của Trung Quốc đã hỗ trợ ngư dân đánh bắt sâu trong vùng biển của Việt Nam, cách khu vực đảo Lý Sơn chỉ 40-50 hải lý.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.