Hôm nay,  

Ngày Phụ Nữ Việt Nam

19/10/201500:00:00(Xem: 3028)

Trên nguyên tắc, ngày này  là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

Nhưng có thực, cuộc đời người phụ nữ VN có đầy hương hoa hay không?

Tự điển Bách khoa Mở cho biết rằng trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, Ngày Phụ nữ Việt Nam cũng là ngày tưởng niệm Hai bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch.

Nhưng chính phủ Hà Nội rất giỏi tuyên truyền, cho uống nước đường ngọt lịm, nên:

“Vào những ngày này, hoạt động chào mừng ngày 20 tháng 10 tại Việt Nam được chú ý một cách khá đặc biệt, một số hoạt động liên quan đến phụ nữ đã diễn ra nhằm vinh danh nữ giới, nhiều cơ quan cũng như công ty đã tổ chức các lễ trao giải thưởng cho những phụ nữ xuất sắc hoặc đạt thành tích trong một số lãnh vực.

Các chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 10 cũng được tổ chức nhiều và khá công phu, một số ca sĩ nổi tiếng trong nước được mời để tham gia trình diễn, các bài hát về chủ đề phụ nữ và tình yêu như: "Thu quyến rũ", "Em hãy ngủ đi", "Này em có nhớ",... thường được họ trình bày trong những ngày này.

Nhiều công ty và đặc biệt là các siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra nhiều chiến dịch khuyến mãi mà đối tượng hướng đến là những người phụ nữ, nhiều mặt hàng được giảm giá hoặc có các giải thưởng đi kèm.

Ngày 20 tháng 10 năm 2007, một kênh truyền hình dành riêng cho phụ nữ ra đời trên hệ thống truyền hình cáp HTVC, lấy tên là "HTVC Phụ nữ", đây là kênh truyền hình đầu tiên dành riêng cho nữ giới tại Việt Nam.

Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm...”

Nhân Ngày Phụ Nữ Việt Nam, nơi đây xin nhắc về một ca khúc có tên là “Lạy Mẹ Con Đi.”

Tác giả Cao Đắc Tuấn trên mạng Dân làm Báo nói về trường hợp ca khúc này soạn ra bởi nhạc sĩ Đinh Đại ở Pháp để ngợi ca nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, cũng là một tù nhân lương tâm nổi tiếng.

Chị Nghiên hoạt động, và thương mẹ bị công an đàn áp vì có một người con như chị.

Nhà văn học Cao viết:

“Tóm lược: "Lạy Mẹ Con Đi" là một trong mười ca khúc "Tù ca" được viết bởi Đình Đại nói về một người con từ giã mẹ để đi vào ngục tù. Đình Đại viết bài hát để tặng Phạm Thanh Nghiên, một người đấu tranh cho tự do, dân chủ, và nhân quyền tại Việt Nam. Bài hát nói lên tình mẫu tử và lòng yêu nước của người con trong việc đấu tranh chống lại nhóm cầm quyền cộng sản. Người con chấp nhận việc vào tù vì cô không muốn đi ngược lại những lời dạy dỗ của mẹ về lòng yêu nước. Bài hát là một ca khúc bất hủ vì nó ca ngợi hai loại tình yêu cao quý nhất của con người là tình mẫu tử và lòng yêu nước. Với kỹ thuật ẩn ý, Đình Đại diễn tả ý tưởng độc đáo khiến người nghe được lôi cuốn và tham gia trong việc suy diễn lý do người con đi vào ngục tù. Bài hát có giai điệu và tiết tấu phù hợp với lời ca, tạo tác dụng gây cảm xúc nhẹ nhàng cho người nghe. Cách dùng chữ đơn giản và chân thật làm nổi bật ý tưởng...”(ngưng trích)

Nơi đây, xin trích toàn văn lời ca khúc "Lạy Mẹ Con Đi" như sau để vinh danh những người phụ nữ yêu nước như chị Phạm Thanh Nghiên và những bà mẹ:

“Lạy Mẹ con đi về chốn bể dâu
Lạy Mẹ con đi vì không muốn sống cúi đầu
Lạy Mẹ con đi dù tuổi xuân tàn úa
Dù cùm sắt với xà lim con cũng không sờn lòng
.
Lời Mẹ ru con yêu nước yêu non
Lời Mẹ ru con con nguyện mãi khắc ghi lòng
Dù ngục tù tối tăm lòng con vẫn sáng
Vẫn rực sáng với tình yêu Mẹ cho con vào đời
.
Mẹ dạy cho con thương giống thương nòi
Thương nương khoai sông ngòi
Thương ruộng lúa, thương xóm làng
Mẹ dạy cho con thương từng tấc đất
Của non sông nơi cha anh đã nằm xuống ngàn đời
Từ Nam Quan về đến Cà Mau
Từ Cao nguyên vượt sóng ra biển Đông
Con vẫn nhớ con mãi nhớ máu cha anh đã chảy thành dòng
.
Lạy Mẹ con đi vào chốn tù lao
Lạy Mẹ con đi đạo hiếu con không vuông tròn
Mẹ cười chứa chan tình bao la non nước
Mẹ dạy con bất khuất như cha ông ta bao đời
Ru hời ru hỡi hời ru.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.