Hôm nay,  

Độc Chiêu Phá Nát Đô Thị

10/7/201500:00:00(View: 3716)

Hóa ra tham nhũng có độc chiêu. Cũng là nhờ các quan tham nhũng.

Bái viết tựa đề “Các thành phố Việt Nam còn bị phá nát đến bao giờ?” của tác giả Nguyễn Đình Ấm trên mạng Bauxite VN kể chuyện tham nhũng mà an toàn, trích:

“Vừa qua VTV1 và hàng loạt cơ quan truyền thông của đảng CS đưa tin: Nguyên nhân nhà 8b Lê Trực cao hơn 16 m, rộng hơn 6.000 m2 so với giấy phép là do cơ quan chức năng phường, quận “không xử lý kiên quyết, dứt điểm”.

Tôi cam đoan nếu giở lại ngàn, vạn, chục vạn… hồ sơ xây dựng không phép, sai phép ở Hà Nội cũng như các thành phố ở Việt Nam (có lẽ trừ Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh lãnh đạo) thì hầu hết có hiện tượng này. Tức các công trình không / sai phép đều bị phạt thậm chí ra lệnh ngừng thi công nhiều lần nhưng cuối cùng công trình vẫn hoàn thành, tồn tại. Hiện tượng này được gọi là cách quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” của thời đại tham nhũng là “quốc sách” đã diễn ra từ nhiều chục năm nay.

Theo quan sát và phản ánh của nhân dân, những người hoàn thành trót lọt một ngôi nhà, cái cổng, cái hố xí… không, sai phép là như thế này: Bước đầu chủ đầu tư lén gặp “cơ quan chức năng” hoặc người môi giới thỏa thuận cách thức tiến hành, giá cả (từ vài triệu, chục triệu, trăm triệu, vài tỷ… tùy quy mô công trình) để xây công trình. Khi đã thỏa thuận, trao tiền xong, gia chủ cứ việc xây. Khi công việc xây móng đang tiến hành thì cơ quan chức năng “phát hiện” sốt sắng đến lập biên bản, phạt vài trăm ngàn, vài triệu đồng (tùy công trình lớn, nhỏ) đúng quy định có hóa đơn đỏ hẳn hoi. Sau khi “chức năng” ra về chủ đầu tư vẫn tiến hành xây như không có chuyện gì xảy ra. Khi công trình xây lên một hai tầng thì “chức năng” lại “ập đến” lập biên bản dừng thi công lần nữa nhưng gia chủ vẫn cứ tiến hành công việc. Với công trình lớn hàng chục tầng thì “chức năng” kiểm tra, phạt chiếu lệ vài lần, có khi cả chục lần. Theo phản ánh của những người xây nhà không, sai phép xin dấu tên thì những năm 2012 đến nay ở các quận nội thành Hà Nội xây một nhà sàn rộng 60-70 m2, ba tầng trên đất hợp pháp nhưng chưa có sổ đỏ thì giá “trọn gói” không hóa đơn là 150 triệu đ. Đất lấn chiếm, lưu không 300-400 triệu đ. Cũng có những trường hợp “chức năng” thu theo tầng. Trừ phần móng “nặng đô” 100-150 triệu đ sau đó cứ mỗi tầng thu 50 triệu đ (không hóa đơn)… Điều này giải thích tại sao ở nhiều nơi nhất là ở khu tập thể của cán bộ nhân viên ngành hàng không Việt Nam khu vực sân bay Gia Lâm, Tân Sơn Nhất (chắc chắn nhiều nơi khác cũng như vậy)… phần lớn xây nhà từ khi không có sổ đỏ (tức không được cấp phép xây nhà kiên cố cao tầng) nhưng nay hầu hết nhà cửa nguy nga, bệ vệ, ung dung là như vậy.

Đây là kịch bản lý tưởng để tham nhũng hoành hành, vớ bẫm mà vẫn an toàn gần như 100%...”(ngưng trích)

Bài viết còn dài, có thể đọc ở đây:
http://boxitvn.blogspot.com/2015/10/cac-thanh-pho-viet-nam-con-bi-pha-nat.html

Hóa ra, tham nhũng kiểu gì cũng có giá trọn gói.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay cả các đại biểu quôc hội cũng biết: Việt Nam chưa có chuyện lập hội, lập hè gì cả... Nghĩa là, dân Việt Nam trước giờ chẳng hề có quyền tự do lập hội.
Bạn thắc mắc, vì sao những bản báo cáo nhà nước, dù từ cơ quan trung ương đảng hay của quốc hội, hay của các cơ quan như mặt trận và đoàn và hội... nghe cứ y hệt nhau?
Chuyện trước giờ thỉnh thoảng đã nghe đâu đó rồi. Có vẻ như lâu lâu lại lộ ra chuyện đó: bỗng nhiên khám phá ra bị mất cơ phận.
Đó là chuyện như dường bất tận. Các thương lái đôi khi xuất hiện như cứu tinh cho nông dân, mang tiền tới kịp thời cho qua cơn ngặt cuối vụ mùa… nhưng cũng nhiều khi gây khóc hận, khi giở trò ép giá, xù hàng...
Tỉnh nào cũng nghe chuyện chợ cũ, chợ mới. Nguồn sống, nguồn kinh doanh của dân, nhưng cứ bị mấy chữ ký của cán bộ trên cao biến đồi nhiều khi rất là vô lý.
Bài thơ tựa đề “Tôi rất sợ rồi sẽ một ngày” của một nhà thơ ký tên “Một thầy giáo dậy Văn yêu nước” nêu lên cái nhìn tương lai đáng ngại.
Đó là “quả đắng” mà Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO - thuộc Tổng công ty Thép VN) gặp phải khi đầu tư mở rộng giai đoạn hai Nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
Một thời, chúng ta nghe chuyện nhà nước Hà Nội nói rằng, Hoàng Sa là của chúng ta, nhưng thôi hãy để cho thế hệ sau đòi lại vùng đảo này...
Báo Lao Động cho biết hãng hàng không Vietnam Airlines đã “xin lỗi và khẩn trương thu hồi tạp chí Heritage in cô gái mặc áo dài hình chùa thiêng Myanmar.”
Có phải mặt trận độc trùng nằm trong sách cổ binh thư Trung Quốc, và bây giờ mới vận dụng vào cuộc chiến nhắm về phương Nam?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.