Hôm nay,  

Cần Quỹ Đầu Tư Giúp SV

24/09/201500:00:00(Xem: 2567)

Việt Nam đang cần những gì? Đặc biệt là trong tình hình cần cạnh tranh khẩn cấp với các nước bạn, khi 10 quôc gia ASEAN gỡ rào hải quan vào cuối năm nay. Hễ kém thua người, tuổi trẻ Việt Nam sẽ nhìn thấy việc làm chạy sang nước bạn, nghĩa là hãng xưởng quôc tế, doanh nghiệp quốc tế sẽ rủ nhau sang các nước khác trong ASEAN. Và kinh tế VN tương lai sẽ thê thảm, vì thiếu đầu tư quốc tế, và sẽ thiếu chuyên viên giỏi, khi so với nước người.

Đó là lý do cần đầu tư vào sinh viên học sinh. Có rất nhiều em học giỏi, nhưng hoàn cảnh gia đình nghèo, không thể chu toàn việc học.

Cũng cần nhớ rằng, trước giờ chính phủ chỉ giúp các hoàn cảnh trong chánh sách. Nghĩa là, sinh viên học sinh xuất thân từ gia đình người đời thường sẽ không được giúp đỡ gì.

Thêm nữa, chúng ta không mong đợi gì chính phủ sẽ thay đổi chính sách, vì khi qua hệ thống cán bộ từ phường đề bạt lên huyện, từ huyện đề bạt lên tỉnh... là muôn trùng xa cách, là chỉ còn con cháu cán bộ mới được giúp đỡ.

Do vậy, các nhà đầu tư tài chánh tư nhân, hay các doanh nghiệp tư nhân nên nghĩ tới việc hỗ trợ các em học sinh sinh viên giỏi, vì đó là xây dựng tương lai kinh tế Việt Nam.

Thí dụ, hãy lập doanh nghiệp tài chánh, sẽ cấp tiền cho sinh viên vay trong thời gian 4 năm đi học đaị học, và khi tốt nghiệp sẽ trả góp.

Hãy nhớ rằng, ông bà mình nói, buôn vua là kinh doanh lớn. Trong các sinh viên nghèo được vay tiền hôm nay, có thể sẽ có các nhà khoa học lớn như Albert Einstein, Bill Gates, Steve Jobs... và rồi các em sẽ đền ơn cho xã hội. Đó là chưa kể về yếu tố tâm linh, rằng làm thiện sẽ có quả lành.

Những suy nghĩ trên có, sau khi đọc bản tin trên báo Tiền Phong hôm 23-9-2015, nhan đề “Nữ sinh khoe giấy báo đỗ đại học lên bàn thờ cha mẹ rồi giấu kín...”

Bản tin TP viết, trích:

“Căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi bố mẹ của ba chị em, người chị cả trong nhà đành phải tạm gác giấc mơ vào đại học để kiếm tiền nuôi 2 đứa em ăn học.

Cầm giấy báo nhập học trong tay nhưng Trang không dám quyết định đi tiếp vì nghĩ cho 2 người em của mình.

Trong căn nhà nhỏ xập xệ nằm cuối xóm 14 (xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An) của 3 chị em Đặng Thị Huyền Trang (SN 1997) từ những tháng qua thiếu vắng tiếng cười, chỉ có nỗi cô quạnh, mùi khói nhang và những nỗi đau khôn nguôi. Cuối năm 2013, tai họa ập xuống mái ấm của Trang khi cả bố lẫn mẹ đều lần lượt ra đi vì bệnh tật.

Vừa đi làm về, Trang vội vàng chạy ra vườn hái rau vào nấu cơm để kịp cho 2 đứa em đi học về ăn. Mới 18 tuổi nhưng người chị cả mồ côi này như một người trưởng thành thực sự bởi những trăn trở, lo lắng từ khi mình trở thành người trụ cột chính trong gia đình.

Trang kể, bố em vốn hay đau yếu nhưng chỉ nghĩ là cơn đau bình thường nên không đi thăm khám mà vẫn cố đi khắp nơi làm phụ hồ. Cuối năm 2013, trong một lần đang trong khi làm việc, bố em bắt đầu thấy đau nhói rồi ngất xỉu, đi khám anh mới biết bị ung thư gan giai đoạn cuối. Nhập viện điều trị được 2 tháng, bố của Trang được trả về rồi qua đời trong vòng tay của người thân.

Mất đi người trụ cột trong gia đình, chị Nguyễn Thị Vĩnh (SN 1976, mẹ của Trang) vừa làm mẹ vừa làm cha để lo ăn học cho ba con. Tưởng chừng nỗi đau đó đã là quá lớn đối với gia đình, nhưng tai họa lại tiếp tục đeo bám khi các bác sỹ cho biết chị bị u máu trong gan. Khối u máu quá lớn choán hết gan nên không thể can thiệp bằng phẫu thuật, chỉ có các giải pháp cầm cự để hạn chế u phát triển.

Số tiền chữa trị cho chồng chưa kịp trả hết nay lại phải đi vay mướn khắp nơi để chạy chữa bệnh cho chị Vĩnh khiến hoàn cảnh gia đình càng trở nên bị đát. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều lần Trang định bỏ học để đi làm thuê kiếm tiền mua thuốc cho mẹ và cho em ăn học, nhưng chị Vĩnh kiên quyết phản đối và muốn cho các con theo học tới cùng bằng mọi giá.

“Rồi mẹ cũng bỏ chúng em mà đi, em không biết phải làm sao nữa. Em thì không sao, có thể tự lo cho mình được nhưng để lo cho cả hai đứa sau nữa thì...”, Trang ngẹn ngào nước mắt.

Mỗi lần vào thắp hương cho bố mẹ, nước mắt của cô bé 18 tuổi lại nhạt nhòa...”(ngưng trích)

Bản tin còn dài, nhưng nan đề lớn của xã hội đã được thấy rõ, và được thấy rất rõ -- không thể bị che mờ với bất kỳ khẩu hiệu nào.

Hãy suy nghĩ tới tương lai dân tộc. Đó là chính giới trẻ hôm nay. Hãy để xã hội dân sự giúp nhau, chớ nên hy vọng hay chờ đợi gì từ công quyền, chính sách.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.