Hôm nay,  

Lực Cản Là Đảng CSVN

9/13/201500:00:00(View: 5944)
Đó là lời báo động từ một quan chức lớn.

Sẽ tụt hậu thêm nếu không đổi mới... Đó là lời của ông Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương trong chương trình Theo dòng thời sự trên đài VOV.

Bản tin VOV nêu vấn đề cụ thể:

“Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, chúng ta đã, đang tụt hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa nếu như không đổi mới.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê tại Hội thảo: "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035" mới đây có lẽ khiến tất cả những ai đón nhận thông tin đều cảm thấy buồn và lo. Buồn vì theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tụt hậu với Hàn Quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm. Còn theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 vừa được công bố, năng lực cạnh tranh của Việt nam cũng thấp hơn nhiều so với Thái lan, Indonesia.

Thực tế này cho thấy nếu không có những giải pháp thích hợp, thì nguy cơ tụt hậu của Việt nam so với khu vực sẽ càng lớn.”(ngưng trích)

Ông Hoàng nói cụ thể:

“...Không phải là nguy cơ tụt hậu mà chúng ta đã tụt hậu, chúng ta đang tụt hậu và chúng ta có nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa nếu như không đổi mới.”

Đặc biệt ông Hoàng nói rằng VN nợ quá nhiều, và không biết moi tiền đâu ra để trả nợ.

Ông Hoàng nói:

“...Chúng ta có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng sản phẩm thô về nông nghiệp của ta thấp hơn so với nhiều nước. Chúng ta chỉ có 70 triệu/ha giá trị sản phẩm, trong khi các nước đã có hàng mấy tỷ, có chỗ mấy chục tỷ rồi. Hay như chúng ta có thế mạnh về phát triển du lịch, nhưng cho tới giờ này vẫn rất ít, trong khi ở khu vực người ta hơn chúng ta hàng chục lần. Nợ nhiều, hiệu quả đầu tư thấp, chưa biết lấy nguồn tài chính ở đâu để trả nợ…Tất cả những vấn đề như vậy báo hiệu đã tụt hậu, đang tụt hậu và nguy cơ sẽ tụt hậu xa hơn.”


Ông Hoàng nhìn nhận, trì trệ tụt hậu là do Đảng CSVN không chịu đổi mới, đã trở thành sức ì. Ông nói với VOV:

“...nhưng 10 năm sau lại chững lại. Nguyên nhân của câu chuyện này, theo tôi cũng có một phần khách quan do tình hình thế giới khủng hoảng, song chủ yếu vẫn là do chúng ta chậm chạp, dập dừng trong đổi mới...

...Để đổi mới thì chúng ta phải vượt qua thách thức. Thứ nhất là chúng ta đã nhìn thấy tình hình rõ chưa? Tôi nghĩ nhiều người đã nhìn thấy tình hình nhưng không phải tất cả đã nhìn thấy. Và nhìn thấy rồi có dám đương đầu, có dám đối mặt với nó để giải quyết không hay lảng tránh, hay vì các lẽ khác?

Để đổi mới phải chống bảo thủ, vượt qua được tư tưởng bảo thủ vì có những thứ đã thành thói quen, thành sức ì, có những cái do tư duy thiển cận không theo kịp những bước tiến mới của tình hình đất nước và của thời đại. Do đó phải đổi mới mạnh mẽ, bắt đầu từ tư duy...”

Đặc biệt, ông Hoàng kể tội gánh nặng hànhc hính nhà nước đè bẹp sức tiến doanh nghiệp:

“...Đến giờ này, tôi cũng không hiểu tại sao cứ phải trực thuộc các cơ quan hành chính, trong khi đã nhiều lần chúng ta nói đến chuyện tách ra giữa quản lý nhà nước với quản trị của các doanh nghiệp, các tập đoàn....”

Tại sao cứ mãi trực thuộc các cơ quan hành chính? Câu trả lời quá dễ. Vì đó là cách để cán bộ kiếm tiền phong bì, kiếm tiền phần trăm.

Đảng CSVN cần sức ì, mới có tiền cho cán bộ bỏ túi. Vì thưc sự, lương cán bộ làm sao sống nổi?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện tưởng lạ, mà không lạ. Vì nước mình, không có thời gian. Nghĩa là, nhà nước ta vẫn nhìn mọi thứ như là vĩnh cữu...
Khi trẻ em vào góc rừng, rủ nhau rượt bắt, chơi các trò chơi để tập cách sống nhanh nhẹn với thiên nhiên... cũng là khi an ninh dòm ngó, theo dõi, ngờ vực.
“Có nên cấm sử dụng họ tên, bút danh của người nổi tiếng hay không đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi khi góp ý sửa đổi các quyền nhân thân trong BLDS.
Việt Nam có thể, và nên, chuyển tiếp sang dân chủ theo mô hình nào? Quốc gia nào đã chuyển hóa từ độc đoán sang dân chủ êm ái nhất?
Khi quan chức biểu diễn kiến thức, lúc đó thường là có vấn đề.
Bạn làm chủ một sạp hàng trong chợ... bạn làm chủ một tiệm tạp hóa ở góc phố... bạn bày bàn ghế ra bán cà phê dưới gốc cây đầu hẽm..
Câu trả lời của nhà thơ Inrasara là có 5 dòng thơ chính gần đây. Chi tiết hơn, Inrasara nói có 7 dòng thơ hiện nay.
“Nhiều tỉnh, thành ĐBSCL rầm rộ tuyển chọn cử nhân, tiến sĩ đưa ra nước ngoài đào tạo theo Chương trình Mekong 1.000 nhưng sau đó nhiều người bỏ đi nơi khác làm việc.
Bác Hồ đa mang nhiều “khối tình”... không còn giấu được ai. Một thời của những giai nhân Tàu, Tây, Nga, Việt... một thời từ xứ người, cho tới tận khu an toàn với cô Phương Mai,
Đó là một giải thưởng về thi ca: Gabo Prize. Đúng ra, tên đầy đủ của giải này là: The Gabo Prize for Literature in Translation & Multi-Lingual Texts [Summer/Fall 2015].
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.