Hôm nay,  

Trại Nhục Hình

22/08/200100:00:00(Xem: 5787)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, cách đây hơn 4 tháng, một thanh niên gian cai nghiện tại một trung tâm ở tỉnh Bình Phước (tách từ tỉnh Sông Bé) đã bị một toán nhân viên bảo vệ và nhóm đầu gấu (cũng là dân cai nghiện) của trung tâm này đánh cho đến chết. Phải đến 4 tháng sau, sau nhiều đơn tố cáo của gia đình nạn nhân, đoàn thanh tra liên ngành CSVN của tỉnh này mới tiến hành điều tra, và công an CSVN địa phương mới lập thủ tục truy tố 5 nhân viên bảo vệ của trung tâm về tội cố ý đánh chết người. Sau vụ án này, công luận mới được biết cái trung tâm được gọi là “trung tâm Giáo dục lao động và tạo việc làm tỉnh Bình Phước” là một trại nhục hình, đày đọa con người, thay vì giáo dục như cái tên gọi. Trung tâm này được thành lập từ năm 1983, ban đầu thuộc tỉnh Bình Dương, đến năm 1997 thì thuộc tỉnh Bình Phước do tách tỉnh. Từ đó đến nay, đã tiếp nhận 865 người (CSVN gọi là học viên) đến cai nghiện, gồm 2 thành phần: cưỡng bức và tự nguyện. Việc đánh đập, nhục hình dân cai nghiện tại trung tâm này xảy ra nhiều năm nay và ngày càng trầm trọng. Báo TT đã ghi lại một số vụ như sau.

Một học viên cho biết trong vụ thanh niên bị đánh chết nói ở trên, trước mặt bác sĩ của trung tâm, một học viên loại côn đồ đã dùng điếu thuốc cháy bỏ dí vào gan bàn chân Thuận. Chừng không thấy phản ứng gì, nạn nhân được xác định là đã chết. Ở trung tâm này, điếu thuốc cháy đỏ không chỉ làm nhiệm vụ giám định y tế mà còn được sử dụng vào việc trừng phạt học viên. Một lần phát hiện một học viên nữ lén hút thuốc lá, bảo vệ Võ Văn Rãi đã dùng cây sắt được bọc ngoài bằng ống nhựa quất thẳng vào chân, bắt cô này quỳ gối và hút thuốc. Rãi đốt từng điếu thuốc lá một, nhét vào mồm nữ học viên. Và cứ như thế, Rãi lèn chặt 20 điếu thuốc lá vào mồm cô. Trước đó, vào năm 1998, khi phát hiện 12 học viên nữ có hành vi trốn khỏi trung tâm, bảo vệ bắt được đã có những hành vi nhục hình như sởn tóc, treo ngược lên xà nhà, chích thuốc vào người. Phải nói các hành vi bạo lực, nhục hình học viên tại trung tâm này xảy ra muôn hình, muôn vẻ. Các bảo vệ dùng rựa, báng súng, dùng cây gỗ, roi điện chém, đánh đập, trừng trị học viên là chuyện thường tình như cơm bữa. Không chỉ các nhân viên của trung tâm mới thể hiện năng lực bằng hành vi đánh người mà ngay cả giám đốc Khuất Duy Hưng, phó giám đốc Nguyễn Thị Oanh cũng tham gia cách giáo dục này. Phó giám đốc Oanh cũng từng dùng dép lê đánh thẳng vào mặt một học viên khi người này bị treo ngược giò trong phòng biệt giam. Không chỉ người của trung tâm thi hành công vụ mà trung tâm cũng cho các học viên dạy nhau theo kiểu côn đồ: các học viên mới vào phải chịu cảnh xin đểu, một hình thức trấn lột và cảnh sinh hoạt chào phòng, tức là ăn đòn tập thể.

Bạn,
Cũng theo báo TT, trong thời gian ở trung tâm, dân cai nghiện không những bị đánh đập, mà còn phải lao động nặng nhọc cho trung tâm, làm việc nhà cho giám đốc, phó giám đốc và các “thân hữu” của ban giám đốc trại. Theo cáo giác của dân cai nghiện ở trung tâm này, từ năm 1995-1997, có 22 ngườibị giữ tư trang, gồm nhiều nhẫn vàng, vòng đeo cổ, lục lạc đeo tay, bông tai, đồng hồ, lắc tay, dây chuyền vàng. Toàn bộ tư trang của học viên, trung tâm giao cho bác sĩ trung tâm tên là Lê Thúc Đề quản lý. Và cách quản lý của ông bác sĩ này là đem ra tiệm vàng Chơn Thành để bán lấy tiền bỏ túi xài riêng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân mình có những tật xấu rất là kỳ dị… Thí dụ, vào siêu thị ăn thoải mái. Báo Kiến Thức kể: Mặc dù đã có biển báo "Vui lòng không ăn thử và xé lẻ chùm vải'', thế nhưng nhiều khách hàng vẫn thể hiện sự "kém sang" của mình bằng cách ăn chùa trong siêu thị.
Xăng giả, xăng giả… thế là xe phựt cháy. Bản tin VTC nêu câu hỏi: Đại gia Trịnh Sướng cùng đồng bọn bỏ 3.000 tỷ đồng mua hóa chất pha chế xăng giả thế nào?
Cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông? Cấm thì cứ cấm, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi…. Dân Trí kể chuyện tỉnh Quảng Nam: Ngư dân vẫn đánh bắt cá sau lệnh cấm của Trung Quốc. Ngày 5/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – cho hay, ông vừa kí văn bản gởi đến UBND các huyện, thành phố, thị xã Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn; các Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Cửa Đại sau thông báo tạm dừng đánh bắt cá trên biển từ phía Trung Quốc.
Dường như Hải quan Trung Quốc tăng mức độ làm khó hàng Việt Nam xuất cảng qua các cửa khẩu… Báo Pháp Luật kể: Ngày 3-6, đã có ba xe chở vải khi đến cửa khẩu Tân Thanh phải dỡ hàng xuống để cắt lại cuống…
Làng nghề cũng là một điểm hấp dẫn du khách… Thực tế, nếu không kinh doanh du lịch, nhiều làng nghề sẽ bị xóa sổ tại Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật quậy quá xá… Thế là bị cấm cửa nhiều cơ sở. Báo Pháp Luật kể: Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa phát đi thông báo, từ ngày 1-6 đến ngày 1-12-2019, cơ quan này không chấp nhận 11 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam đại diện nộp hồ sơ xin cấp visa.
Nơi nào cũng ô nhiễm… Từ không khí cho tới sông rạng, từ góc phố ồn ào khói xe cho tới các khu nhà nồng nặc khói thuốc… Thế là bệnh ung thư. Thời Báo Tài Chính kể: Liên hợp quốc kêu gọi đánh thuế ô nhiễm.
Khi cá Ông từ trần… lòng người cũng hoang mang. Bản tin Kênh 14 kể chuyện Phan Thiết: Ngày 29/5, các ngư dân phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận phát hiện xác một cá Ông lụy ngoài khơi, sau đó tiến hành kéo vào bờ tổ chức an táng theo phong tục địa phương.
Dùng hình ảnh từ camera để sẽ phạt nguội người phạm luật giao thông… Đó là một chiến thuật mới để giảm các vi phạm, và cũng để giảm tai nạn giao thông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.