Hôm nay,  

Núi Sập Đang Sập Dần

8/1/200100:00:00(View: 5557)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, núi Sập (huyện Thoại Sơn, An Giang) là một trong những ngọn núi bị khai thác sản lượng đá sớm nhất của tỉnh An Giang. Trong số 2,000 hộ dân ở hai ấp Đông Sơn 1 và Đông Sơn 2 (thị trận Núi Sập) đã có 80% hộ sống bằng nghề phu đá có gia đình đã ba, bốn đời sống bằng nghề này. Khi 2/3 “thân thể” của Núi Sập đã bị cắt xén, thì tỉnh An Giang mới ra quyết định cho ngưng khai thác đá ở núi này. Không thể chuyển ngành nghề được, hơn 350 hộ dân sống bằng nghề đá bỏ lại nhà cửa di cư đến Bà Rịa-Vũng Tàu hoặc Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) để tiếp tục hành nghề. Thế nhưng âm thanh cắt cụp keng của tiếng sắt, đá chạm vào nhau vẫn lén lút vang lên quanh chân núi này. Ở đây, có hàng chục tấm vách lá của dân khai thác đá chui dùng để che mưa nắng. Và ngày ngày, Núi Sập tiếp tục bị cắt xé, sập dần. Trình bày về hiện trạng tại Núi Sập, báo Thanh Niên đã ghi nhận như sau.

Đi trên những con đường mòn, cách các điểm khai thác đá lén lút ít nhất 1 km, cũng có thể nghe được tiếng đục đá. Nhưng để bắt được quả tang người phá núi không phải là dễ vì khi nghe hơi công an, họ giấu đục, búa vào hốc đá rồi chạy theo đường mòn vào sâu trong núi. Cứ thế họ hoạt động cả ngày lẫn đêm dù xung quanh chân núi có lực lượng dân phòng thị trấn Núi Sập chốt giữ. Tiếp tay cho dân đục đá chui là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, nơi tiêu thụ đá khai thác trái phép. Hai xe đẩy tương đương một khối đá được mua với giá 45 ngàn đồng nếu tải đá đến bãi, 30 ngàn đồng nếu mua tại núi. Do đó những thạch tặc và cũng là cửu vạn thường trực tiếp tải đá bằng xe đẩy hoặc xuồng máy đến bãi. Một chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng này bảo: “Đá xuống tận đây rồi thì làm sao phân biệt được đá núi Sập hay đá núi Tô.” Do đó, họ cứ thu mua thoải mái vì tiêu thụ đá tại chỗ đỡ tốn khâu bốc vác so với đá mua từ Cô Tô. Đối với người khai thác, công an chỉ cảnh cáo rồi thôi, nhưng lại phạt nặng đối với người tải đá và thu mua đá trái phép. Một lần bị phát hiện phải chịu phạt 200 ngàn đến 1 triệu đồng. Nhưng với thu nhập bình quân 40,000 đồng đến 50 ngàn đồng/ngày của nghề khai thác đá lậu, lỡ bị phạt chỉ trong vòng một tuần là có thể bù lỗ được. Theo thống kê của ủy ban thị trấn núi Sập, số tiền phạt từ kinh doanh, vận chuyển lên đến 25 triệu đồng, các toán kiểm lâm tịch thu 10 xe đẩy, 2 xuồng máy dùng để tải đá. Tuy nhiên, đó chỉ là con số rất nhỏ so với lượng đá của núi bị “gọt” đi hàng ngày. Mỗi năm có hàng ngàn tấn đá bị mất đi thì hậu thế có còn hình dung được ngọn núi mang tên người khai phá vùng đất để đưa tên vào bản đồ VN: núi Thoại (Thoại Sơn), tên cụ Thoại Ngọc Hầu. Nhiều người nói chua: Núi Sập đang sập dần.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, tiền trợ cấp của tổ chức xã hội địa phương dành cho người làm nghề đá chuyển đổi nghề nghiệp tuy đã được phân phát ngay sau có quyết định cho ngưng khai thác núi Sập, thế nhưng do phần lớn sử dụng đồng vốn kém hiệu quả nên họ tiếp tục trở lại nghề phu đá. Và tình trạng thác đá lậu tại núi Sập ” vẫn chưa đến hồi kết thúc khi những phu đá nơi đây, phần lớn là nam giới, chưa chuyển nghề được. Vả lại, đối với họ, nghề phu đá dù nặng nhọc nhưng thu nhập lại cao hơn so với một số ngành nghề khác, do đó họ vẫn có bám lấy nghề này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bệnh viện còn gọi là nhà thương, tức là nơi bày tỏ tình thương với những người gặp bệnh hoạn... Nhưng bây giờ, bệnh viện trở thành nơi phức tạp nhất trên đời, kể cả là nơi bùng nổ bạo lực. Sao đất nước mình lại thế nhỉ...
Có bao nhiêu người tin vào các con số thông kê của Việt Nam? Thí dụ, những con số tử trận, bị thương thời chiến? Thí dụ, những con số khai báo tài sản của quan chức? Hình như không bao nhiêu người tin... Nhưng các con số vẫn ra đều hàng năm.
Thoạt nghe chuyện hàng giả của người đẹp, hàng giả của Hoa Hậu... chúng ta có thể ngờ vực tới chuyện giải phẫu thẩm mỹ. Nhưng không phaỉ thế, đây chỉ là hàng giả mỹ phẩm. Báo Sao Star kể về “Lô hàng nghi giả của người đẹp tham dự Hoa hậu Quý bà: 100% sản phẩm không hóa đơn chứng từ”...
Bão lớn lại vào... Miền Trung thê thảm. Chết người, nhà hư, cầu sập, xả lũ, và Sài Gòn lại lo bão sẽ quét về phía nam, nghĩa là văng miểng...
Báo Thanh Niên kể: Từ 1.1.2018 sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu theo luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cách tính này sẽ khiến hàng triệu lao động nữ bị giảm lương hưu.
Vậy là Đại sứ sẽ về làm trong ngành giáo dục. Có vẻ như định mệnh đã sắp xếp như thế… từ Đại sứ lên làm Phó Chủ Tịch một Đại Học tại VN, nơi hy vọng sẽ đào tạo các lãnh đạo có tâm huyết với dân chủ và tự do…
Báo Dân Việt/VnExpress loan tin rằng theo Ông Nguyễn Đức Hà (thành viên tổ biên tập dự thảo Nghị quyết, Ban Tổ chức Trung ương) cho hay, Nghị quyết đề ra bốn nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2021, bao gồm việc giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Nơi đây, chúng ta suy nghĩ về những ngày cuối tháng 10.... Mỗi năm, ngày 30 tháng 10 được thế giới ghi nhận là: Ngày tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp chính trị. Quốc gia nào có nhiều đàn áp chính trị nhất? Khỏi cần suy nghĩ nhiều, ai cũng biết rằng Việt Nam nằm trong nhóm vài quốc gia cùng hung cực ác trên giang hồ...
Cuộc đời ông Nguyễn Trung Trực là một hình ảnh lịch sử tuyệt vời trong lịch sử Việt Nam: xuất thân từ áo vải nông dân, đứng lên dấy binh chống Pháp, và hy sinh. Trong tuần này, là ngày Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp xử tử. Đó là ngày 27 tháng 10, năm 1868.
Cậu chuyện Lụa Tàu mang nhãn hiệu Lụa Ta vẫn còn nhức nhối... Nhưng không mấy ai ngạc nhiên, vì kiểu kinh doanh như thế hiểu ngầm là thường. Vì văn bằng Tiến sĩ còn giả mạo, huống gì mấy khoanh vải lụa...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.