Hôm nay,  

Núi Sập Đang Sập Dần

8/1/200100:00:00(View: 5346)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, núi Sập (huyện Thoại Sơn, An Giang) là một trong những ngọn núi bị khai thác sản lượng đá sớm nhất của tỉnh An Giang. Trong số 2,000 hộ dân ở hai ấp Đông Sơn 1 và Đông Sơn 2 (thị trận Núi Sập) đã có 80% hộ sống bằng nghề phu đá có gia đình đã ba, bốn đời sống bằng nghề này. Khi 2/3 “thân thể” của Núi Sập đã bị cắt xén, thì tỉnh An Giang mới ra quyết định cho ngưng khai thác đá ở núi này. Không thể chuyển ngành nghề được, hơn 350 hộ dân sống bằng nghề đá bỏ lại nhà cửa di cư đến Bà Rịa-Vũng Tàu hoặc Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) để tiếp tục hành nghề. Thế nhưng âm thanh cắt cụp keng của tiếng sắt, đá chạm vào nhau vẫn lén lút vang lên quanh chân núi này. Ở đây, có hàng chục tấm vách lá của dân khai thác đá chui dùng để che mưa nắng. Và ngày ngày, Núi Sập tiếp tục bị cắt xé, sập dần. Trình bày về hiện trạng tại Núi Sập, báo Thanh Niên đã ghi nhận như sau.

Đi trên những con đường mòn, cách các điểm khai thác đá lén lút ít nhất 1 km, cũng có thể nghe được tiếng đục đá. Nhưng để bắt được quả tang người phá núi không phải là dễ vì khi nghe hơi công an, họ giấu đục, búa vào hốc đá rồi chạy theo đường mòn vào sâu trong núi. Cứ thế họ hoạt động cả ngày lẫn đêm dù xung quanh chân núi có lực lượng dân phòng thị trấn Núi Sập chốt giữ. Tiếp tay cho dân đục đá chui là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, nơi tiêu thụ đá khai thác trái phép. Hai xe đẩy tương đương một khối đá được mua với giá 45 ngàn đồng nếu tải đá đến bãi, 30 ngàn đồng nếu mua tại núi. Do đó những thạch tặc và cũng là cửu vạn thường trực tiếp tải đá bằng xe đẩy hoặc xuồng máy đến bãi. Một chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng này bảo: “Đá xuống tận đây rồi thì làm sao phân biệt được đá núi Sập hay đá núi Tô.” Do đó, họ cứ thu mua thoải mái vì tiêu thụ đá tại chỗ đỡ tốn khâu bốc vác so với đá mua từ Cô Tô. Đối với người khai thác, công an chỉ cảnh cáo rồi thôi, nhưng lại phạt nặng đối với người tải đá và thu mua đá trái phép. Một lần bị phát hiện phải chịu phạt 200 ngàn đến 1 triệu đồng. Nhưng với thu nhập bình quân 40,000 đồng đến 50 ngàn đồng/ngày của nghề khai thác đá lậu, lỡ bị phạt chỉ trong vòng một tuần là có thể bù lỗ được. Theo thống kê của ủy ban thị trấn núi Sập, số tiền phạt từ kinh doanh, vận chuyển lên đến 25 triệu đồng, các toán kiểm lâm tịch thu 10 xe đẩy, 2 xuồng máy dùng để tải đá. Tuy nhiên, đó chỉ là con số rất nhỏ so với lượng đá của núi bị “gọt” đi hàng ngày. Mỗi năm có hàng ngàn tấn đá bị mất đi thì hậu thế có còn hình dung được ngọn núi mang tên người khai phá vùng đất để đưa tên vào bản đồ VN: núi Thoại (Thoại Sơn), tên cụ Thoại Ngọc Hầu. Nhiều người nói chua: Núi Sập đang sập dần.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, tiền trợ cấp của tổ chức xã hội địa phương dành cho người làm nghề đá chuyển đổi nghề nghiệp tuy đã được phân phát ngay sau có quyết định cho ngưng khai thác núi Sập, thế nhưng do phần lớn sử dụng đồng vốn kém hiệu quả nên họ tiếp tục trở lại nghề phu đá. Và tình trạng thác đá lậu tại núi Sập ” vẫn chưa đến hồi kết thúc khi những phu đá nơi đây, phần lớn là nam giới, chưa chuyển nghề được. Vả lại, đối với họ, nghề phu đá dù nặng nhọc nhưng thu nhập lại cao hơn so với một số ngành nghề khác, do đó họ vẫn có bám lấy nghề này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phế liệu liên tục vào Việt Nam... Tuy nhiên, có một phế liệu khổng lồ mà chẳng ai nhắc tới: chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao-Hồ vẫn còn nhức nhối.
Vậy là phải giảm bớt tệ nạn rượu bia, trước tiên là hạn chế quảng cáo. Báo Nghệ An kể: Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thống nhất với quy định "cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ cồn".
Cháy một nhà nhưng hại tới mấy chục gia đình… Đó là trường hợp ở Hà Nội. Bản tin VietnamNet kể: Biển lửa thiêu rụi nhà trọ ông Hiệp 'khùng', 70 người thành vô gia cư. Ngọn lửa lớn thiêu rụi 24 căn phòng nhà trọ của ông Nguyễn Thế Hiệp (Đê La Thành, Hà Nội), sau một đêm hơn 70 người đang được ở miễn phí nhà ông trở thành vô gia cư.
Giáo dục là đề tài đang được quan tâm. Do vậy, Giải Sách Hay 2018 trao cho 2 cuốn sách về dạy con.
Môi trường là nan đề nhức nhối. Báo Người Đô Thị kể: “Nguồn nước cho cư dân Sài Gòn: Ô nhiễm cấp độ mới, xử lý an toàn nhưng vẫn... lo.”
Giáo dục, giáo dục... Tới lúc cần nhìn lại, từ nhiều hướng. Bản tin SOHA kể: Giảng viên trường Sư phạm: Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại dựa vào mô hình quá cũ, đã bị vượt qua.
Thịt chó, thịt chó, thịt chó... Bỏ thì bỏ, khó gì đâu... Vậy là, Hà Nội bây giờ mới ý thức rằng cần phải dẹp bỏ thực đơn thịt chó.
Có những người uy quyền hơn công an... thí dụ như ở tỉnh Gia Lai, bà giữ xe trước cổng có quyền lực gọi là siêu tốc để làm giấy tờ...
Hóa ra còn có chuyện chữ Mường... Các nhà nghiên cứu nghĩ ra chữ Mường, nhưng dân sắc tộc Mường đa số không biết chữ này. Thôi thì, phải học cả 2 thứ chữ: Việt và Mường?
Thần lửa vẫn gây kinh hoàng… Có vẻ như vấn đề an toàn không được chú ý… Báo Tiền Phong kể: Hiện trường vụ cháy kinh hoàng tại quán bar trung tâm Đà Nẵng… Đến 9h30 sáng nay, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được đám cháy xảy ra tại quán bar Leo tại số 15-17 (đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Thông tin ban đầu, vụ cháy không có thiệt hại về người, nhưng toàn bộ quán bar bị thiêu rụi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.