Hôm nay,  

Chiến Thuật Con Mối

02/07/201500:00:00(Xem: 3878)

Nhà ngoại giao Trần Quang Cơ vừa ra đi. Nhưng lời ông cảnh giác về âm mưu Bắc Kinh có vẻ chưa được chính phủ Hà Nội chú ý lắm. Thực sự là đáng quan ngại.

Ông Trần Quang Cơ sinh ngày 22 tháng 5 năm 1927, từ trần ngày 25 tháng 6 năm 2015, nguyên là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, phục vụ trong ngành ngoại giao 44 năm cho tới khi ông về hưu năm 1997.

Điểm đặc biệt nào về ông Trần Quang Cơ? Đó là lời ông cảnh giác về âm mưu xuất phát từ Bắc Kinh.

TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, viết về Trần Quang Cơ khi ông mới qua đời: "Trần Quang Cơ đã bảo vệ đến tận cuối cuộc đời mình tất cả những kế sách mà ông cho là hiệu quả trong cuộc đấu tranh không cân sức với Trung Quốc."

Trong bài viết tựa đề “Suy tư” do ông Trần Quang Cơ viết năm 2010, đăng ở mạng Viet-studies, có một số đoạn cần nêu ra để cảnh giác, trích như sau:

“... Trước mắt trọng điểm bành trướng của Trung Quốc là Việt Nam. Hướng bành trướng của Trung Quốc là xuống phía Nam, mà Việt Nam lại là chướng ngại vật lớn cản trở tham vọng bành trớng đó nên Trung Quốc đang có kế hoạch thôn tính Việt Nam bằng mọi thủ đoạn. Họ tiến hành cái tôi tạm gọi là “thôn tính mềm”, không gây ầm ĩ như cuộc chiến tranh chớp nhóang tháng 2/1979, mà dùng những thủ đọan hiểm độc hơn nhiều: đó là vừa dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp trắng trợn, vừa dùng tiền tài mua chuộc; vừa phá từ trong phá ra, vừa bao vây từ ngoài lấn vào. Bao vây tứ phía. Trước hết là phía Đông.

Tham vọng của Trung Quốc là làm chủ cả Biển Đông. Muốn thế trước hết phải uy hiếp và khống chế Việt Nam là nước có bờ biển thông ra Biển Đông dài nhất. Từ ngòai xa, họ xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ta. Đến gần, trong vịnh Bắc Bộ, họ ngang nhiên vạch ra vùng “lưỡi bò”, nói đó là thuộc lãnh hải Trung Quốc, nhất là từ phía Đông. Biển Đông là miếng mồi ngon mà trước mắt Trung Quốc đang muốn “ăn sống nuốt tươi” vì nhược điểm lớn của họ là rất thiếu nguồn nhiên liệu để phát triển. Mà thềm lục địa của Việt Nam trông ra Biển Đông lại rất dài và rất nhiều nguồn dầu khí có trữ lượng rất lớn chưa được khai thác.

Còn trên bộ, phía Tây nước ta đã bị người anh em “4 tốt” dễ dàng cắm chốt vào vùng Tây Nguyên của ta bằng cách đầu tư và đưa người sang khai thác quặng bô-xít và chế biến nhôm. Như thế, họ vừa chiếm lĩnh được một địa bàn chiến lược, từ đó khống chế được cả 3 nước Đông Dương, vừa thực hiện chính sách thu gom tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, như họ đang làm ở châu Phi, để tích trữ, coi đó sẽ là một thứ vũ khí lợi hại để uy hiếp về mặt kinh tế các đối thủ sau này. Nên biết rằng Trung Quốc không thiếu những mỏ quặng bô-xít để chế ra nhôm, nhưng họ để dự trữ và bảo vệ môi trường nước họ nên họ để dành chưa đụng đến.

Phía Nam, Trung Quốc đang đe dọa nguồn sống của dân ta ở tòan bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách xây đập làm nhà máy thủy điện lớn, ngăn nguồn nước ngọt ngay từ thượng lưu sông này.


Còn phía Bắc, họ gặm đất đai nước ta từng mảng như Ải Nam Quan, thác Bản Giốc,... Thật xót xa khi ta không còn có thể nói là “Đất nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu” nữa, mà có lẽ phải nói là “từ các cột mốc phân biên giới Việt Nam với Trung Quốc đến mũi Cà Mâu”! Đau hơn nữa, mới đây, ngày 17/2/2009, họ đã trâng tráo tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm của cuộc vũ trang xâm nhập vào vùng biên giới nước ta hồi tháng 2 năm 1979 mà họ mệnh danh là “cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam”. Họ còn làm lễ tưởng niệm những tên giặc đă chết khi xâm lấn đất ta. Trong khi đó hàng vạn liệt sĩ của ta hy sinh trong khi anh dũng chống quân xâm lược “đại Hán thế kỷ 21” thì âm thầm nằm đó, không một cơ quan truyền thông nào của ta nhắc tới, hoặc có nghĩ tới mà không dám nói ra, vì sợ “ảnh hưởng đến đại cục”?!?

Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc còn đang dùng nhiều thủ đoạn để xâm nhập sâu vào Lào và Campuchia, nhằm bao vây cô lập Việt Nam. Ngay đầu năm 2011, có tin Trung Quốc vừa tung tiền ra để thuê của Lào một khu đất nông nghiệp trong 75 năm để xây dựng ở đó một thành phố cho người Trung Quốc di cư sang sống dài hạn ở đó.

Còn ở Campuchia, Trung Quốc bây giờ dùng bọn Sam Rainsy thay Khơ me đỏ để gây hận thù giữa nhân dân Campuchia và Việt Nam. Bọn này phá cột mốc phân đường biên giới VN-CPC và phá quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đồng thời Trung Quốc cũng vẫn len lỏi gây ảnh hưởng trong bộ máy chính quyền của Thủ tướng Hun Sen.

Còn bên trong nước ta, họ dùng chiến thuật hiểm độc, chiến thuật “con mối”, cứ lặng lẽ mà đục ruỗng nước ta bằng nhiều thủ đoạn, như mua chuộc và tha hóa cán bộ ta,... rồi cuối cùng thì nuốt chửng, mà ta lúc này (như trên đã nói) với tệ tham nhũng hòanh hành khắp nơi – không loại trừ có bàn tay của Trung Quốc - đã như một khúc gỗ mục. Êm ái như vậy nên dù gần đây ta đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, ta không còn cô lập như trước, ta có nhiều bạn hơn. Việc ta tăng cường lực lượng hải quân, không quân để lo bảo vệ vùng biển và hải đảo của ta, cũng như tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài, nhất là với các cường quốc như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản. Đó là những bước đi tuy hơi chậm nhưng còn phù hợp với tình hình. Việc ta tăng cường sức mạnh quân sự, chủ yếu về hải quân, không quân, tuy so với Trung Quốc chẳng bõ bèn gì, nhưng cũng biểu lộ được quyết tâm chống trả của ta nếu đối phương gây hấn. Còn việc ta tăng cường quan hệ ngoại giao với quốc tế làm cho thế giới quan tâm đến Việt Nam hơn, song trong trường hợp mà kẻ thù nham hiểm chỉ dùng thủ đọan “xâm lược ngấm ngầm”, không lộ rõ không biểu hiện là Việt Nam bị “ngọai xâm” thì các nước có cảm tình với ta sẽ không có lý do gì để can thiệp cả…”(ngưng trích)

Không nghe Hà Nội nói gì về chiến thuật con mối mà ông Trần Quang Cơ đã báo động.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.