Hôm nay,  

BBC Nói về Độc Tài CSVN?

6/16/201500:00:00(View: 5620)

Nói trực tiếp, không phải. Nói gián tiếp, có thể.

Đó chỉ là một bài phân tích nói chung. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đọc ra những thông tin cần suy nghĩ.

Bài viết “Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?” của tác giả Rachel Nuwer được dịch trên BBC cho thấy nguyên nhân vì sao có độc tài, các chế độ độc tài phải ưu đãi thiểu sô nào để tồn tại, độc tài chiếm dụng tài sản đa số ra sao, khi nào độc tài có thể bị lật đổ...

Nghĩa là, bạn có thể hiểu được phẩn nào về độc tài cộng sản Việt Nam, qua phân tích này.

Bài viết trích như sau:

“Những người dân sống ở các xã hội dân chủ thường gắn kết chế độ độc tài với sự đàn áp, vi phạm nhân quyền, nghèo đói và hỗn loạn. Các chế độ độc tài đã giết chết không biết bao nhiêu người, trong số đó có đến 49 triệu người chết dưới thời Joseph Stalin ở Liên Xô và gần ba triệu người Campuchia dưới chế độ của Pol Pot.

Với những con số thống kê như thế thì việc phải chấm dứt mãi mãi chế độ độc tài dường như là mục tiêu đáng phải làm. Nhưng liệu điều đó có làm được không? Điều gì khiến cho những kẻ độc tài có đất dụng võ và mọi việc sẽ thay đổi như thế nào đối với những người độc tài trong tương lai?

Một nhóm nhỏ cai trị

Trong thế giới học thuật, từ độc tài có cách định nghĩa khách quan và dễ đo lường hơn. Theo bà Natasha Ezrow, một giảng viên tại Đại học Essex thì hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về độc tài thường bắt đầu với một định nghĩa đơn giản: “Khi không có sự luân chuyển trong quyền lực hành pháp thì đó là chế độ độc tài.” Điều này có nghĩa là chế độ độc tài có thể được dựng lên xung quanh một cá nhân đã tạo dựng cho mình sự sùng bái cá nhân, chế độ độc đảng hay chính quyền quân phiệt....

...

Các chế độ độc tài có thể có hoặc không sự khủng bố của Nhà nước nhưng theo những nhà nghiên cứu, gần như ở các chế độ độc tài luôn có sự thông đồng, nhất là trong việc chiếm dụng quỹ công cho một nhóm người thân cận.

“Khi anh phải dựa vào sự ủng hộ của rất ít người để nắm quyền thì cách cai trị hiệu quả là thông qua tham nhũng, hối lộ, tống tiền...,” Bruce Bueno de Mesquita, giáo sư chính trị ở Đại học New York, nói, “Anh có thể khiến cho những người thân cận của anh trung thành với anh bằng cách tưởng thưởng cho họ thật xứng đáng.”

Không vì lợi ích số đông

Do cấu trúc quyền lực như thế nên nhà độc tài muốn nắm quyền không hành động vì lợi ích của số đông mà vì quyền lợi của số ít người mà ông ta dựa vào để duy trì quyền lực.

...

Cũng giống như bạo lực nhìn chung đã có sự thoái trào trong tiến trình lịch sử, số lượng chế độ độc tài cũng vậy, nhất là kể từ những năm 1970 khi mà các chế độ độc tài ở Mỹ Latin và Đông Âu sụp đổ.

Sự sụp đổ của Liên Xô đã kéo theo sự thoái trào của các chế độ độc tài nhưng giờ đây ở một số những nước này đang âm thầm trở lại mô hình Nhà nước chuyên chế cũ. Nhưng nhìn chung thì các chế độ độc tài giờ đây thì ít hơn so với trước đây. “Giờ đây khó mà biện minh cho chế độ độc tài, một phần là vì cả thế giới đều bị truyền thông theo dõi,” Overy nói....”(hết trích)

Câu hỏi cụ thể: khi nào đôc tài CSVN sụp đổ? Có phải đa số người dân VN đang chấp nhận độc tài CS và không muôn thay đổi? Và nếu thế, vì sao? Đây hiển nhiên là những vấn đề nghiêm trang cần sự suy nghĩ của mọi con dân Việt Nam về hướng đi của dân tộc.

Toàn văn bài viết trên BBC nơi địa chỉ này:
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/06/150615_will_dictatorship_disappear_vert_fut /

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nhà nghiên cứu nổi tiếng về Biển Đông vừa bị khai trừ Đảng... Hình như có cuộc tranh luận nào trong nội bộ Đảng CSVN về Biển Đông, và phe này thanh trừng phe kia?
Vậy là triệu phú xuất hiện đều đặn... Bản tin Zing kể: Tốc độ tăng trưởng số lượng triệu phú USD của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2023 chỉ xếp sau Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ trong báo cáo mới công bố của Kinght Frank. Knight Frank vừa công bố cáo cáo "The Wealth Report 2019" vào hôm qua 6/3, với thống kê chi tiết về số lượng triệu phú của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngư dân Việt Nam thê thảm... Chính phủ Hà Nội không bảo vệ được. Bản tin Zing cho biết: Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa...
Bia, tưng bừng bia… không ngờ dân Việt Nam uống bia nhiều dễ sợ như thế. Báo Doanh Nghiệp VN kể về dự báo ngành bia Việt năm 2019: Bia nội tăng tốc trên trường đua. Đứng đầu Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á – là xếp hạng của Việt nam về sản lượng tiêu thụ bia, qua đó cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bia Việt Nam trên bản đồ thế giới. Với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ ngoại, các doanh nghiệp bia nội sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức để bứt tốc trên trường đua...
Thầy giáo dâm tặc... chuyện xảy ra ở Bắc Giang. Báo Tiền Phong kể chuyện thầy giáo dâm ô: Thầy giáo chủ nhiệm thừa nhận sàm sỡ nữ sinh ở Bắc Giang. Ông Nguyễn Đại Lượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết, trong buổi làm việc tối 1/3 có chính quyền địa phương, phụ huynh, học sinh, thầy Dương Trọng M ký biên bản có ghi sờ vào "vùng nhạy cảm" của nữ sinh lớp 5A.
Chuyện lạ, nhưng lại xảy ra: Hóa ra, hàng quốc tế cũng nhái hàng Việt Nam... Báo Hải Quan kể: Tại buổi họp báo Chính phủ ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, hàng hoá nhái hàng Việt Nam xuất khẩu để tận dụng ưu đãi thuế có thể gây thiệt hại lớn.
Không phải các học sinh đều có cùng điều kiện như nhau... bởi vì, giàu và nghèo cũng là yếu tố làm ảnh hưởng tới thành đạt của học sinh, bất kể các học sinh có cùng chỉ số thông minh.
Đúng là Việt Nam hưởng lợi từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều... nhưng có đúng là Trump về Mỹ và cảm ơn cũng như ca ngợi chính phủ Việt Nam. Không than phiền gì chăng?
Trịnh Công Sơn vẫn có sức lôi cuốn tuyệt vời. Báo Thanh Niên kể: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở thành nhân vật xuất hiện trên trang chủ tiếng Việt của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới Google.com.vn nhân kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 80 của ông.
Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn lạc quan... Trong khi đó, Việt Nam thắng lớn, trở thành tổ ấm chim hòa bình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.