Hôm nay,  

BBC Nói về Độc Tài CSVN?

16/06/201500:00:00(Xem: 5623)

Nói trực tiếp, không phải. Nói gián tiếp, có thể.

Đó chỉ là một bài phân tích nói chung. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đọc ra những thông tin cần suy nghĩ.

Bài viết “Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?” của tác giả Rachel Nuwer được dịch trên BBC cho thấy nguyên nhân vì sao có độc tài, các chế độ độc tài phải ưu đãi thiểu sô nào để tồn tại, độc tài chiếm dụng tài sản đa số ra sao, khi nào độc tài có thể bị lật đổ...

Nghĩa là, bạn có thể hiểu được phẩn nào về độc tài cộng sản Việt Nam, qua phân tích này.

Bài viết trích như sau:

“Những người dân sống ở các xã hội dân chủ thường gắn kết chế độ độc tài với sự đàn áp, vi phạm nhân quyền, nghèo đói và hỗn loạn. Các chế độ độc tài đã giết chết không biết bao nhiêu người, trong số đó có đến 49 triệu người chết dưới thời Joseph Stalin ở Liên Xô và gần ba triệu người Campuchia dưới chế độ của Pol Pot.

Với những con số thống kê như thế thì việc phải chấm dứt mãi mãi chế độ độc tài dường như là mục tiêu đáng phải làm. Nhưng liệu điều đó có làm được không? Điều gì khiến cho những kẻ độc tài có đất dụng võ và mọi việc sẽ thay đổi như thế nào đối với những người độc tài trong tương lai?

Một nhóm nhỏ cai trị

Trong thế giới học thuật, từ độc tài có cách định nghĩa khách quan và dễ đo lường hơn. Theo bà Natasha Ezrow, một giảng viên tại Đại học Essex thì hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về độc tài thường bắt đầu với một định nghĩa đơn giản: “Khi không có sự luân chuyển trong quyền lực hành pháp thì đó là chế độ độc tài.” Điều này có nghĩa là chế độ độc tài có thể được dựng lên xung quanh một cá nhân đã tạo dựng cho mình sự sùng bái cá nhân, chế độ độc đảng hay chính quyền quân phiệt....

...

Các chế độ độc tài có thể có hoặc không sự khủng bố của Nhà nước nhưng theo những nhà nghiên cứu, gần như ở các chế độ độc tài luôn có sự thông đồng, nhất là trong việc chiếm dụng quỹ công cho một nhóm người thân cận.

“Khi anh phải dựa vào sự ủng hộ của rất ít người để nắm quyền thì cách cai trị hiệu quả là thông qua tham nhũng, hối lộ, tống tiền...,” Bruce Bueno de Mesquita, giáo sư chính trị ở Đại học New York, nói, “Anh có thể khiến cho những người thân cận của anh trung thành với anh bằng cách tưởng thưởng cho họ thật xứng đáng.”

Không vì lợi ích số đông

Do cấu trúc quyền lực như thế nên nhà độc tài muốn nắm quyền không hành động vì lợi ích của số đông mà vì quyền lợi của số ít người mà ông ta dựa vào để duy trì quyền lực.

...

Cũng giống như bạo lực nhìn chung đã có sự thoái trào trong tiến trình lịch sử, số lượng chế độ độc tài cũng vậy, nhất là kể từ những năm 1970 khi mà các chế độ độc tài ở Mỹ Latin và Đông Âu sụp đổ.

Sự sụp đổ của Liên Xô đã kéo theo sự thoái trào của các chế độ độc tài nhưng giờ đây ở một số những nước này đang âm thầm trở lại mô hình Nhà nước chuyên chế cũ. Nhưng nhìn chung thì các chế độ độc tài giờ đây thì ít hơn so với trước đây. “Giờ đây khó mà biện minh cho chế độ độc tài, một phần là vì cả thế giới đều bị truyền thông theo dõi,” Overy nói....”(hết trích)

Câu hỏi cụ thể: khi nào đôc tài CSVN sụp đổ? Có phải đa số người dân VN đang chấp nhận độc tài CS và không muôn thay đổi? Và nếu thế, vì sao? Đây hiển nhiên là những vấn đề nghiêm trang cần sự suy nghĩ của mọi con dân Việt Nam về hướng đi của dân tộc.

Toàn văn bài viết trên BBC nơi địa chỉ này:
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/06/150615_will_dictatorship_disappear_vert_fut /

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu chuyện xảy ra 44 năm trước, vào những ngày cuối tháng 4-1975... Kể như thua rồi, vì không còn mặt trận nào đứng vững để bảo vệ Sài Gòn, cho dù nhiều đơn vị tác chiến của quân lực VNCH vẫn kháng cự nhiều nơi dữ dội.
Tháng Tư Đen... Trong những ngày cuối tháng 4/1975, tình hình thấy rõ không cứu nổi Miền Nam nữa, khi các phòng tuyến của quân lực VNCH tại Miền Trung và Miền Đông Nam Bộ sụp đổ. Liên tục ngày đêm, nhiều hàng người, cả quân và dân, lũ lượt đi đường bộ và đường biển về Sài Gòn và hải cảng Vũng Tàu.
Cờ bạc là bác thằng bần... nhưng một sòng bài có tiền cược nhiều tới 1,3 tỷ đôla Mỹ. Bản tin VietnamNet kể chuyện phá đường dây đánh bạc cực lớn: Tiền cược lên tới 30.000 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ Mỹ kim).
Báo Tuổi Trẻ kể: Ngày 25-4, thông tin từ Bộ Công an cho biết cơ quan điều tra đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 22 nghi phạm liên quan trong đường đánh bạc quy mô lớn do người nước ngoài điều hành qua trang web Fxx88.com.
Trời lại hại, thế là dông tố nổi lên... sập nhà cửa, tốc mái trường, người bị thương... Báo Đại Đoàn Kết kể: Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tuyên Quang, đến 10 giờ ngày 24/4
Giáo viên nhiều người đáng sợ… như trường hợp Báo Lao Động kể: Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) cho biết, các cơ quan chức năng đã quyết định tạm đình chỉ công tác thầy giáo bị tố làm nữ sinh lớp 8 mang thai để xác minh, làm rõ vụ việc.
Xe đụng là chuyện thường ngày... Cũng chuyện xe máy từ hẻm phóng ra... Báo Môi Trường & Dân Tộc kể chuyện Sài Gòn: Va chạm với container khiến một người đàn ông tử vong.
Tháng 4 ngậm ngùi... Các tài liệu sau đây là từ quân sử gia Vương Hồng Anh kể về những ngày cuối tháng 4/1975... Ngày 22/4/1975: Quân Đoàn 3 Lập Phòng Tuyến Trảng Bom.
Vậy là tạm thời an toàn... Nhà nước CSVN sẽ không đập bỏ Nhà Thờ Thủ Thiêm. Một bản tin phổ biến trên nhiều diễn đàn kể rằng: Nhà cầm quyền chấm dứt hành động phá bỏ Nhà Thờ Thủ Thiêm.
Mất tích... tàu cá và ngư dân... Bản tin Infonet kể: Hai tàu cá cùng 20 ngư dân mất liên lạc gần bãi Tư Chính...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.