Hôm nay,  

Chuyển Đổi Giới Tính?

6/13/201500:00:00(View: 3504)
Có nên cho phép chuyển đổi giới tính? Có nên dùng tới quyền lực khoa học để điều chỉnh những sai sót cơ thể và tâm sinh lý? Tại sao những phẫu thuật nơi những khiếm khuyết cơ thể khác với “chô đó” lại được chấp thuận, mà rất nhiều người đòi cấm phẫu thuật để đưa “chỗ đó” về lại tình trạng lẽ ra là bình thường? Tại sao lại muốn làm cho những người tính phái thứ ba phải khổ trọn đời vì cấm này, cấm nọ?

Báo Tiền Phong có bản tin “Chuyển đổi giới tính: “Vênh” nhau ngay cùng một điều khoản” ghi nhận về một cuộc tranh luận ngày 10/6/2015 trên Quốc hội.

Bản tin viết:

“Thảo luận về việc chuyển đổi giới tính tại phiên thảo luận về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) ngày 10/6, đại biểu Quốc hội chỉ ra những cái “vênh” trong luật hiện nay như, nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính nhưng bên cạnh đó lại có quy định, cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác.

Theo đại biểu Trần Thanh Hải (TP.HCM), trong cùng một khoản của điều luật lại “vênh” nhau, điều này sẽ mở đường cho việc chuyển đổi giới tính trong tương lai. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, nếu không thừa nhận cũng không nên cho phép được thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân khác.

“Nếu không cho chuyển đổi giới tính thì cấm luôn, còn nếu chấp nhận thì quy định chặt chẽ trong luật. Không nên quy định chung chung và “vênh” nhau ngay trong một điều luật như dự thảo”, đại biểu Hải nói.

Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Xuân Thuỷ (Phú Thọ) cho rằng, nếu pháp luật không quy định rõ đối tượng chuyển giới sẽ gây phức tạp cho xã hội. Do vậy, cần sửa cả Luật hôn nhân và gia đình về đăng ký sống chung giữa những người chuyển giới để thống nhất giữa luật chung và luật chuyên ngành.

Vậy đối với những trường hợp đã chuyển đổi giới tính rồi thì sao? Đại biểu Huỳnh Thành Lập (TP. HCM) đề nghị phải tìm cách để gỡ cho họ, đảm bảo quyền sống của họ. Còn đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Nội) cho rằng, luật đang “đá” nhau khi có luật không công nhận, nhưng có luật lại cho cải chính hộ tịch với người chuyển giới, gây mâu thuẫn. Về việc này, đại biểu Sơn nêu quan điểm, người ta đã không hoàn hảo khi sinh ra, bị thiệt thòi như vậy thì cứ để cho họ được chuyển đổi giới tính, điều đó cũng thể hiện tinh thần nhân đạo...”(ngưng trích)

Tình hình có vẻ như Quốc hội này chỉ góp ý, chứ không quyết định được là phải có luật gì, luật nào. Nghĩa là, Quốc hội chỉ chờ gật đầu khi có cấp trên ra hiệu?

Chuyện đơn giản như chuyển đổi giới tính mà cứ rụt rè mãi, cứ muốn đàn áp những người giới tính thứ ba, thì là theo luật Hồi Giáo chăng?

Đứng về truyền thóng VN, nên suy nghĩ thế nào?

Một người bạn vừa email cho mình biết về một quan điểm thế này:

“Theo cái nhìn của Đạo Phật, đồng tính không phạm giới, khi so với ngũ giới của người cư sĩ, nghĩa là người đời thường: Đức Phật không cấm đồng tính, cũng không khuyến khích đồng tính đối vơí cư sĩ.

Nhưng đối với tăng ni hay người tu học, Đức Phật khuyên:

- nên rời bỏ hấp dẫn tính phái, vì ám ảnh tính phái là luân hồi, cần thăng hoa tính phái: Not delighting, not caught up in his masculinity, a man does not go into bondage with reference to women. This is how a man transcends his masculinity.: (Kinh Sađđoga Sutta: Bondage, AN 7.48 )

- thêm nữa, trong thực tướng không có nam, không có nữ, vì là vô ngã. Cho nên không nên cấm cư sĩ khi họ đồng tính, xem câu một vị ni nói với Ma Vương: Khi tôi giữ tâm định tĩnh thì bất kỳ ai nghĩ 'tôi là phụ nữ" hay "tôi là đàn ông" hay "tôi có là bất cứ thứ gì" đều sẽ rỡi vào lưới ma -- Anyone who thinks 'I'm a woman' or 'a man' or 'Am I anything at all?' —        that's who Mara's fit to address. (Kinh Soma Sutta: Sister Soma, SN 5.2 )

Có thấy như thế mới gọi là thấy tánh. Các chùa nên đón người đồng tính như các thiện nam, tín nữ khác....”(hết trích)

Nhưng than ôi, sinh trong chế độ Mác Lê này cũng là nặng nghiệp rồi, huống là mang nhầm cơ thể có tính phái thứ ba. Chờ cho Quốc hội naỳ bàn xong biết tới bao giờ?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thuốc giả bán cho bệnh nhân ung thư đã vào Việt Nam bằng cách nào? Cán bộ nào mở cửa cho thuốc giả vào?
Tuần lễ này có một ngày để tưởng nhớ tới nhà văn Nhất Linh, cũng là một người hoạt động nhiều lĩnh vực: ngày 7 tháng 7 năm 1963 là ngày nhà văn tự sát.
Thứ Ba tuần này là ngày 9 tháng 7 năm 2019. Như thế là tròn 66 năm, ngày cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử. Làm cách nào một người yêu nước như cụ bà lại có thể bị xử tử? Đó là những câu chuyện rất lạ của một thời lịch sử. Khi một người như cụ bà bị oan như thế, nghĩa là sẽ có cả triệu người bị oan khuất...
Chờ sập… chung cư cũ chờ sập… Hiện nay tại TP.SG đang có hàng trăm chung cư cũ chờ... sập.
Bệnh là nỗi lo triền miên của dân mình… Nhiều khi chỉ vì tự mình gây ra bệnh, như hút thuốc lá, uống rượu, phê ma túy, hoan lạc luông tuồng… Trong khi đó, y phí lúc nào cũng là gánh nặng, bệnh viện lúc nào cũng hết giường…
Có vẻ như bóng đá Việt Nam có uy tín hơn bao giờ hết? VTC News ghi rằng, theo tờ Fox Sports Asia nhận định, ĐT Việt Nam xứng đáng đại diện cho Đông Nam Á nếu đăng cai World Cup 2034.
Kinh tế Việt Nam tăng chậm lại, vì bi tác động nhiều yếu tố. Trong khi đó, sốt xuất huyết gây kinh hoàng, tăng vọt…
Công ty nấu bia… bỗng nhiên nô. Hãng bia Bình Dương thê thảm, một người chết. Báo Người Lao Động kể: Nổ lớn ở công ty bia tại Bình Dương, 1 người tử vong… Sau tiếng nổ lớn, hàng trăm mét vuông mái tôn công ty bị tốc bay, một số bồn chứa bia bị văng mất nắp, một người tử vong.
Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều người cộng sản tỉnh ngộ. Trong đó có những người đã trọn một đời hy sinh, đấu tranh cho Đảng Cộng sản Việt Nam, và rồi đã chết đi trong khi nhìn thấy quê nhà không hề có gì là tự do, dân chủ.
Là nho sĩ, là nhà giáo, là nhà thơ, và là nhà ái quốc… Cụ Nguyễn Đình Chiểu bị thảm là sinh vào thời mất nước. Trong tuần lễ này là những ngày đặc biệt của cụ: sinh ngày 1 tháng 7/1822 ở làng Tân Thới, Gia Định Thành
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.