Hôm nay,  

Đánh Đu Với Cầu Đường

30/05/201500:00:00(Xem: 3470)
Nói chữ đánh đu... là mượn chữ rất mực tượng hình, hễ nghe là thấy tòn teng rồi...

Bản tin tựa đề “Đánh đu với tính mạng trên cầu treo hơn 40 năm tuổi” trên tờ Giáo dục & Thời Đaị, đăng từ thông tấn TTXVN, hôm 28-5-2015, kể chuyện ở tỉnh Tuyên Quang.

Bản tin nói:

“Được xây dựng từ năm 1968, cầu treo Ngòi Sính thuộc xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã xuống cấp nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Mặc dù, cơ quan chức năng đã đặt biển cấm nhưng vì đây là tuyến đường độc đạo nên dù biết nguy hiểm, hàng ngày người dân vẫn phải qua cầu.

Ông Cao Đức Nhâm, xóm 9, thôn Sính, xã Tân Long hàng ngày chở cháu đến trường đều phải đi qua cầu Ngòi Sính. Mặc dù biết cầu đã xuống cấp, rất nguy hiểm nhưng vì không có đường nào khác nên ông đành liều. Cuối năm 2013, một ô tô khi cố đi qua đã khiến cầu sập, chiếc xe hư hỏng nặng nhưng rất may không có thiệt hại về người. Khi cầu bị đứt thì nhiều gia đình phải cho con em nghỉ học. Những nhà có xe máy thì đi quãng đường dài gấp 4 - 5 lần mới đến được lớp...

Theo thống kê của ngành giao thông Tuyên Quang, toàn tỉnh hiện có 19 cầu treo nhưng hầu hết được đưa vào sử dụng đã lâu nên xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trong đó có 4 chiếc cầu treo đã bị hư hỏng nặng, gây mất an toàn giao thông, cần tháo dỡ và xây dựng lại....”(ngưng trích)

Đó là chuyện cầu đường nơi đèo heo hút gió. Nhưng khi ra nghị trường, vấn đề là trách nhiệm...

Báo Tuổi Trẻ có bản tin mang câu hỏi lênt ựa đề “Xe dân mua, đường dân làm, sao lại thu phí?”...

Trong này ghi lời Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm tại phiên thảo luận tổ sáng 29-5 về dự án Luật phí và lệ phí.

Bà là đại biểu quốc hội TP Sài Gòn, nên chất vấn cũng bằng ngôn ngữ Sài Gòn -- đơn giản là, đề nghị Bộ Tài chính rà soát loại phí bảo trì đường bộ dành cho xe máy, nếu không phù hợp thực tiễn thì nên bỏ.

Bà Tâm nói:


“Nhiều người dân than với tôi họ mua một cái xe máy chỉ để chạy đi chợ, đón con. Và con đường họ đi ngay trong xóm, trong khu phố của mình. Đường đó do chính họ và cư dân xung quanh tự cắt đất, tự bỏ tiền ra làm. Vậy nhưng họ phải đóng phí đường bộ cho cái xe máy. Quá vô lý!”.

Bản tin TT cũng ghi nhiều ý kiến tương tự:

“...đại biểu Nguyễn Văn Minh cảnh báo phí đường bộ thu thêm không được bao nhiêu tiền nhưng sẽ đẻ thêm một bộ máy hoặc chức danh kiêm nhiệm, chưa hẳn nhà nước đã có thêm ngân sách mà người dân thì bị thiệt thòi.”

Cũng chuyện cầu đường, một “Cầu mới khánh thành hai tuần đã sập”... Đó là chuyện ở tỉnh Long An.

Bản tin TT viết:

“Ngày 26-5, một vài vết nứt bắt đầu xuất hiện ở mố cầu Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Hưng, Long An), chính quyền vừa dựng rào tạm ngăn xe cộ qua lại, thì hôm sau 27-5, cây cầu 2,5 tỉ đồng đã đổ sập.

Ngày 28-5, ông Nguyễn Văn Chỉnh - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An - cho biết đã có buổi làm việc để tìm hiểu nguyên nhân việc cầu Vĩnh Bình bắc qua kênh 28 theo đường tỉnh lộ 831, thuộc địa phận xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, Long An bị sập vào ngày 27-5.

Ông Chỉnh cho biết cầu Vĩnh Bình thiết kế theo loại hình kiến trúc dây văng, tải trọng 1 tấn chỉ dành cho xe mô tô và người đi bộ...”

Đó là chuyện trước mắt, còn chuyện ngoàì tầm mắt mới là bí hiểm.

Cây cầu bắc lên thiên đường xã hội chủ nghĩa chưa biết nên xây ở hướng nào... Nếu xây hướng về Bắc, rủi sụp vào lòng tay đàn anh Bắc Kinh là hỏng... Nếu xây ra hướng Đông, đã bị chặn rồi, Trường Sa bị Hải quân Tàu xây đảo kín mít rồi. Nếu xây rrra hướng Tây, Kampuchia bị Tàu Cộng mua gọn rồi...

Chỉ còn hướng vê Nam mà xây, may ra bắt chước Thái Lan, Singapore thì sống vậy... Thế thì, chiếc cầu lên thiên đường XHCN phảỉ là cầu treo như ở Tuyên Quang, hay cầu dây văng như cái mới xây ở Long An?

Đằng nào, dân cũng bị đòi lệ phí vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.