Hôm nay,  

Những Số Liệu Về Bệnh

5/18/201500:00:00(View: 3640)

Đáng ngại... nhìn đâu cũng thấy bệnh.

Báo Lâm Đồng đăng bản tin VnMedia với tưạ đề “200.000 ca ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước ô nhiễm...”

Trong khi đó, thông tấn VOV có bản tin “Việt Nam: 120.000 trường hợp tử vong/năm vì ung thư.”

Báo Lâm Đồng/VnMedia ghi nhận hôm 14-5-2015:

“Trung bình mỗi năm cả nước có tới 9000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà nguyên nhân bởi sử dụng nước bị ô nhiễm.

Đó là công bố của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường tại hội thảo “Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước” vừa tổ chức tại Hà Nội.

Theo đó, nguồn nước ô nhiễm có nguy cơ không kiểm soát được. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe của người dân, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống.”

Đặc biệt bản tin này ghi nhận danh sách:

“10 “làng ung thư” có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất

Dưới đây là danh sách 10 “làng ung thư” có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất theo khảo sát của dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của VN” công bố:

1. Làng Thống Nhất, xã Đông Lỗ, H.Ứng Hòa, TP Hà Nội.

2. Làng Lũng Vỵ, xã Đông Phương Yên, H.Chương Mỹ, TP Hà Nội.

3. Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4. Làng Thổ Vỵ, xã Tế Thắng, H.Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

5. Làng Yên Lão, xã Hoàng Tây, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

6. Làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

7. Làng An Lộc, xã An Lộc, H.Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

8. Làng Phước Thiện, xã Bình Hải, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

9. Làng Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

10. Làng Mê Pu, xã Mê Pu, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.”

Hà Nội có 2 làng... Có vẻ như thủ đô Hà Nội lúc nào cũng đòi có đỉnh cao kỷ lục.

Trong khi đó, thông tấn VOV ghi nhận hôm 15-5-2015:

“Việt Nam: 120.000 trường hợp tử vong/năm vì ung thư

Đồng thời phát hiện mới 108.000 trường hợp mắc bệnh này, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo “Thực trạng và các chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam”.

Một trong những thông tin được nhiều người quan tâm là số người tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 75% số trường hợp tử vong trong cả nước.

Các báo cáo tại hội thảo cho biết, bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn và đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 2/3 số trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 500.000 người tử vong, trong đó có tới 380.000 trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm, chiếm gần 75%. Riêng bệnh ung thư, mỗi năm nước ta có khoảng 120.000 trường hợp tử vong, đồng thời phát hiện mới 108.000 trường hợp mắc bệnh này, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn...”(ngưng trích)

Bệnh không lây nhiễm là gì? Như bệnh tim mạch.

VOV ghi lời Giáo sư Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch cũng đang ở mức báo động: “Tại Việt Nam tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp ngày một tăng. Những năm 1960, tỷ lệ này là 1%, đến giai đoạn 1976-1990 là 11%, năm 2003 là 16,3% và 5 năm sau là 25%. Đây là yếu tố lớn nhất gây tử vong về tim mạch. Tử vong về tim mạch là tử vong lớn nhất so với số ca tử vong do các bệnh lý khác. Trong các yếu tố nguy cơ này thì chế độ ăn uống chiếm tới 40%”.

Phòng ngừa bênh ra sao?

Bản tin nói, nếu kiểm soát được các yếu tố nguy cơ sẽ phòng được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% các bệnh ung thư…

Bản tin cũng nói, có 4 yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến các bệnh không lây nhiễm, đó là hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý.

Thôi thì, đành vậy, dân mình uống rượu bia nhiều nhất thế giới thì phải?

Dân mình ngồi một chỗ chơi game nhiều hơn là ra sân thể thao thê dục? Thưc5 tế, có thấy sn nào gần nhà đâu.

Dân mình ăn đủ thứ đôc hại phải không? Đúng vậy, bàn tay Trung Quốc đấy...

Biết là bệnh, mà không tránh nổi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.