Hôm nay,  

Chuyện 1 Ngôi Đình Đà Nẵng

13/03/200100:00:00(Xem: 4528)
Bạn,
Tại Đà Nẵng có đình Hải Châu được các nhà nghiên cứu xác định là một trong những di tích lịch sử, nơi coi sóc tâm linh của những người Việt đầu tiên đi lập nghiệp ở xứ Đàng Trong vào gần cuối thế kỷ 15. Thế nhưng giờ đây ngôi đình này đã trở thành phế tích trong một con hẻm rộng trên đường Phan Châu Trinh, ngay bên cạnh trụ sở phường Hải châu 1, thuộc quận Hải châu. Rường cột, mái ngói bị mục nát được đắp vá bằng tôn, cảnh trí thật điêu tàn.

Theo báo Người Lao Động, đình được xây theo hình chữ nhất nằm trong một khuôn viên rộng 1,500 mét vuông, có cổng tam quan, trước cổng tam quan có hồ sen bán nguyệt. Đình được làm theo kiểu kiến trúc cổ, trên mái đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. tiền đình có khắc ba chữ Kinh Ai Tự, có lầu chuông lầu trống. Đặc biệt nơi đây có thờ thành hoàng bổn xứ và 42 tộc họ đầu tiên đến khai phá làng Hải Châu (Hải Châu chánh xã) của xứ Đàng Trong vào cuối thế kỷ 15. Theo lời một chuyên viên bảo tàng Đà Nẵng, gia phả tộc Nguyễn Văn đang thờ tại đình Hải Châu ghi rõ gốc của họ ở Bắc Thành, thuộc tỉnh đạo Thanh Bình, sau gọi là Thanh Hóa Thừa Tuyên, theo vua Lê Thánh Tông vào chinh Nam vào năm 1471 và ở lại vùng đất này lập nên Hải Châu chánh xã.

Cũng theo báo quốc nội, về mặt kiến trúc, đình Hải Châu còn lưu giữ nét kiến trúc cổ và nhiều hiện vật độc đáo. Về mặt lịch sử, đình Hải Châu có giá trị như một di tích ghi dấu những tộc họ đầu tiên Nam tiến để mở đất Đàng Trong. Năm 1996, Ủy ban chính quyền CSVN thành phố Đà Nẵng đã quyết định chia đất ở sân đình Hải Châu ra nhiều lô cấp cho một số cán bộ. Một cán bộ đã nhanh chóng xây lên ngôi nhà lầu hai tầng. Hành động bắn súng lục vào quá khứ đó đã bị dư luận phản đối. Ngôi nhà hai tầng trong sân đình kia bị đập bỏ. Nhưng số phận đã không được các cơ quan chức năng nhìn nhận. Ngôi đình bị đội thuế trưng dụng làm trụ sở, mới được trả lại cách đây một năm. Từ đó việc giữ chìa khóa di tích nói trên thuộc quyền của phường Hải Châu I.

Báo quốc nội cho biết hiện nay đình Hải Châu bị xuống cấp nghiêm trọng, những hiện vật lịch sử khác lăn lóc trong đổ nát và quên lãng. Tình cờ, một lần phóng viên báo Người Lao Động cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân năn nỉ mượn chìa khóa của UB phường để trèo lên gác chuông. Bới tìm trong một đống vật dụng, bàn ghế hư hỏng, phóng viên và nhà nghiên cứu nói trên tìm thấy một chuông đồng rất lớn. Phủi đi lớp bụi trên chiếc chuông, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân kinh ngạc trước dòng chữ Sắc tứ Phước Hải tự. Như vậy đã quá rõ ràng: Ngay trong khuôn viên chùa Hải Châu còn có một ngôi chùa tên chữ là Phước Hải đã từng được sắc phong không biết thời nào. Riêng quả chuông nói trên được triều đình Nguyễn ban cho dưới thời Minh Mạng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân còn cho biết có thể nơi đây chính là nơi dừng chân của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) trong lần vào thăm xứ Đàng Trong vào năm 1719. Và đình Hải Châu có lẽ là ngôi đình hiếm thấy vì có hồ sen bán nguyệt và hòn non bộ phía trước.

Bạn,
Báo quốc nội cho biết thêm hiện chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý đình Hải Châu. Bảo tàng Đà Nẵng thì cho biết chỉ quản lý hồ sơ chuyên môn, còn việc quản lý ngôi đình này thuộc phòng Văn hóa Thông tin quận Hải Châu, nhưng cơ quan này lại nói “có lẽ phường Hải Châu I quản lý đình này”. Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết thêm trong năm 2000 đã lập hồ sơ di tích đình Hải Châu, nhưng đến nay vẫn chưa lập được. Nguyên nhân chính không lập được hồ sơ để ngôi đình độc đáo này được công nhận là “di tích quốc gia” là do hiện nay có rất nhiều hộ gia đình ở trong khuôn viên của đình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.