Hôm nay,  

Lễ Hội Tưng Bừng

11/03/201500:00:00(Xem: 3214)

Việt Nam có lẽ là thiên đường lễ hội… vì có vẻ như chính phủ tạo cơ hội cho có thêm nhiều lễ hội để tìm thêm du khách.

Lý luận có thể đơn giản là: lễ hội vừa làm cho dân chúng địa phương vui, vừa là những trận mưa tiền từ du khách đổ xuống.

Thêm nữa, nhiều lễ hội đã từng một thời vắng bặt ở nước mình, vậy mà bây giờ thấy chính quyền cứ mở ra lễ hội tưng bừng. Có thực lễ hội là mưa tiền? Có thể lắm. Nhưng lễ hội nhiều, có khi lắm chuyện không hay. Thí dụ, lễ hội chém lợn đã làm cho quốc tế càm ràm. Dân miền khác cũng mất vui, vì lễ hội xứ bắc làm văng máu lợn tung toé khắp nước.

Tự Điển Bách Khoa Mờ cho biết, theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ.

Thế đấy nhé: chỉ có 5 địa phưong là nhiều lễ hội thôi, còn dân Sài Gòn là lo làm ăn mệt thê thảm.

Tự điển này cũng nóí thêm rằng “trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.”

Thế là, không nói chuyện tiền… Sự thật là, không dính tới tiền, sẽ không có lễ hội.

Báo Tuổi Trẻ trong bản tin “Tạo cơ chế dân tự quản lễ hội” đã phỏng vấn một chuyên gia, và được nêu ý kiến là chính quyền chớ nên dính vào lễ hội làm chi, hãy để cho dân tự quản. Chuyên gia này dẫn ra trường hợp lễ hội ở Miền Tây Nam Bộ.

Bản tin TT ghi lời chuyên gia văn hóa học - PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên qua câu vấn đáp sau:

“...Theo ông, mô hình lễ hội nào được tổ chức ổn nhất hiện nay?

- Cách quản lý lễ hội ở Nam bộ như Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang là hình mẫu tích cực hiện nay. Dĩ nhiên điều này một phần cũng do cơ tầng văn hóa quyết định - người Nam bộ chịu ảnh hưởng bởi Phật giáo Nam tông - các chùa Khmer có vai trò lớn trong việc tổ chức lễ hội, từ lễ hội Phật giáo đến tín ngưỡng cộng đồng.


Tính cộng đồng tự quản trong lễ hội Nam bộ rất tốt. Trong khi đó ở miền Bắc, tính tự quản rất thấp do bị lợi dụng hoặc bị chính quyền địa phương can thiệp. Nếu chuyện công khai minh bạch tiền công đức và phương thức đóng góp tiền công đức đang là vấn đề nổi cộm của lễ hội miền Bắc thì tại các lễ hội miền Nam, chuyện này được xử lý rất tốt.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một hình mẫu đẹp. Trước lễ hội, hàng vạn người đưa công đức về. Công đức là tiền, hoa quả, bánh trái, gạo, thịt, rau quả... Ở đây có ban cộng đồng tự quản do dân bầu lên, có sổ sách thu chi minh bạch. Trong lễ hội, số vốn công đức mang về có thể nuôi cơm cho 2 vạn người ăn trong 5-10 ngày.

Vai trò Nhà nước ở đây là không can thiệp vào công việc nội bộ mà là công nhận ban tự quản do dân bầu ra. Số tiền công đức lễ hội dư hàng tỉ, chục tỉ để làm việc từ thiện, giúp người nghèo, xây trường học, xây cầu, đường và các công trình công cộng...

Lễ hội bà Chúa Xứ năm rồi thu tiền công đức gần trăm tỉ đồng. Tài chính minh bạch đến mức ban tổ chức trả lương, chi lương cho từng người lao động phục vụ lễ hội được công khai hẳn hoi. Sau khi chi lương, trùng tu thì họ tạo quỹ, xây trường, làm từ thiện...

Vậy cần trả lễ hội về cho nhân dân và tạo ra cơ chế tự quản tốt để những chủ thể lễ hội tự quản tài chính và cả xử lý các vấn đề nội bộ. Vấn đề của các cơ quan quản lý là đảm bảo an ninh thật tốt để lễ hội diễn ra tốt đẹp....”

Cần nghi vấn rằng, chính quyền địa phương Miền Bắc có dám hy sinh, dám tách rời ra, dám để cho dân tự quản hay không?

Thí dụ, báo Người Lao Động kể về Lễ Hội Đền Trần:

“Một nhân viên khách sạn Sơn Nam, nằm trên Lê Hồng Phong, TP Nam Định, cho biết khách sạn đã hết phòng từ cách đây 1 tháng. Giá phòng ngày thường ở đây thấp nhất là 350.000 đồng, cao nhất 900.000 đồng, còn vào ngày 14 tháng giêng cao gấp đôi.

Theo thông tin từ Ban tổ chức Lễ hội Đền Trần, để lễ hội diễn ra an toàn đơn vị này đã huy động trên 2.000 cán bộ công an, dân phòng tham gia bảo vệ trước, trong và sau lễ hội.”

Nghĩa là, tiền vào lễ hội như mưa. Và sẽ rất khó cho cán bộ địa phương Miền Bắc để dân tự quản như Miền Nam vậy. Bởi vì, người Miền Nam tin vào luật nhân quả, nên không dám tham nhũng tiền lễ hội. Có phải không?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.