Hôm nay,  

Đọc Câu Đối Xuân

2/15/201500:00:00(View: 4075)
Một trong những thú vui tao nhã ngày xuân là đọc câu đôi xuấn.

Trong cả nước hiện nay, có lẽ người làm câu đối hay nhất là Tiến sĩ Hà sĩ Phu, cũng là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Sau đây là vài câu đối trích từ loạt câu đối của tiến sĩ Hà Sĩ Phu trên trang Bauxite VN:

- Giáp Ngọ sắp qua, vài chú Ngựa non còn háu đá!

- Ất Mùi đang tới, mấy cụ Dê già vẫn hám chơi!

Một cặp câu khác là:

- Trâu bò húc Trâu bò, đang hăng máu sợ chi lòi… ruột?

- Đồng chí sợ Đồng chí, đã say quyền ắt phải nhẫn… tâm!

Tuyệt vời là ngôn ngữ của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, xin trích câu đối số 9 và lời giải thích:

“Câu đối số 9:

- “Thù địch” phần đông là tử tế!

- “Tà-Ru” hầu hết lại văn minh!

----------------

“Thù địch”: Những nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tiền phong trong cuộc canh tân đất nước như Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Điếu Cày, Nguyễn Quang Lập… (và một danh sách hàng trăm, không thể kể ra đây) đều bị gán cho tội liên quan đến các thế lực thù địch nên mắc vào các tội phản động, chống đảng, chống chính quyền…

“Tà-Ru” = Tù ra (chữ của nhà văn vừa quá cố Bùi Ngọc Tấn) nghe như tên một tộc dân thiểu số còn ăn lông ở lỗ vậy, nhưng chính là những trí thức-văn nghệ sĩ tiền phong đáng kính đã trải qua tù ngục của chế độ mới, nay đã ra tù.


Nghịch lý ấy đã được nói ra từ giới bình dân, xin viết ra đây mấy câu ca dao tôi nghe được ngay tại Hà Nội:

Lượm lặt ca dao

Những người Đảng ghét dân yêu
Ngẫm ra phần lớn là siêu anh tài
Những người đảng đến khoác vai
Xem ra tất cả là loài bất lương
(Ca dao ghi được ở Hà Nội)”(ngưng trích)

Cũng nhân ngày cuối năm Ta, xin ghi lại một số câu đối cổ trích từ Tự Điên Bách Khoa Mở Wikipedia:

- Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.

- Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

Hai câu trên là của Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.

Sau đây cũng là 2 câu của Nguyễn Công Trứ:

- Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.

- Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh (Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật).

Hay là tuyệt vời Hô Xuân Hương, khi vịnh cảnh trượt chân, ngã xoạc cẳng:

- Giơ tay với thử trời cao thấp

- Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài.

Và nơi đây xin chúc tất cả đôc giả một năm an khang, thịnh vượng... Xuân xuân bất tận.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.