Hôm nay,  

Đọc Câu Đối Xuân

15/02/201500:00:00(Xem: 4233)
Một trong những thú vui tao nhã ngày xuân là đọc câu đôi xuấn.

Trong cả nước hiện nay, có lẽ người làm câu đối hay nhất là Tiến sĩ Hà sĩ Phu, cũng là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Sau đây là vài câu đối trích từ loạt câu đối của tiến sĩ Hà Sĩ Phu trên trang Bauxite VN:

- Giáp Ngọ sắp qua, vài chú Ngựa non còn háu đá!

- Ất Mùi đang tới, mấy cụ Dê già vẫn hám chơi!

Một cặp câu khác là:

- Trâu bò húc Trâu bò, đang hăng máu sợ chi lòi… ruột?

- Đồng chí sợ Đồng chí, đã say quyền ắt phải nhẫn… tâm!

Tuyệt vời là ngôn ngữ của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, xin trích câu đối số 9 và lời giải thích:

“Câu đối số 9:

- “Thù địch” phần đông là tử tế!

- “Tà-Ru” hầu hết lại văn minh!

----------------

“Thù địch”: Những nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tiền phong trong cuộc canh tân đất nước như Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Điếu Cày, Nguyễn Quang Lập… (và một danh sách hàng trăm, không thể kể ra đây) đều bị gán cho tội liên quan đến các thế lực thù địch nên mắc vào các tội phản động, chống đảng, chống chính quyền…

“Tà-Ru” = Tù ra (chữ của nhà văn vừa quá cố Bùi Ngọc Tấn) nghe như tên một tộc dân thiểu số còn ăn lông ở lỗ vậy, nhưng chính là những trí thức-văn nghệ sĩ tiền phong đáng kính đã trải qua tù ngục của chế độ mới, nay đã ra tù.


Nghịch lý ấy đã được nói ra từ giới bình dân, xin viết ra đây mấy câu ca dao tôi nghe được ngay tại Hà Nội:

Lượm lặt ca dao

Những người Đảng ghét dân yêu
Ngẫm ra phần lớn là siêu anh tài
Những người đảng đến khoác vai
Xem ra tất cả là loài bất lương
(Ca dao ghi được ở Hà Nội)”(ngưng trích)

Cũng nhân ngày cuối năm Ta, xin ghi lại một số câu đối cổ trích từ Tự Điên Bách Khoa Mở Wikipedia:

- Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.

- Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

Hai câu trên là của Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.

Sau đây cũng là 2 câu của Nguyễn Công Trứ:

- Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.

- Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh (Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật).

Hay là tuyệt vời Hô Xuân Hương, khi vịnh cảnh trượt chân, ngã xoạc cẳng:

- Giơ tay với thử trời cao thấp

- Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài.

Và nơi đây xin chúc tất cả đôc giả một năm an khang, thịnh vượng... Xuân xuân bất tận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông bà mình nêu lên hình ảnh “voi giày ngựa xéo” là chỉ cái thế bất lực, yếu đuối của người dân trước cường quyền.
Một trong những thứ dư thừa ở Việt Nam là tai nạn lao động. Kể cả, lao động trong luồng hay ngoaì luồng, lao động quốc doanh hay tư doanh,
Lâu lâu gặp những câu hỏi tuyệt vời, lòng vui không thể tả.
Bài của tác giả Minh Thạnh, từ thống tấn PTVN và đăng lại ở trang web của Chùa Phúc Lâm,
Chuyện hy hữu, cực kỳ hy hữu: một anh người Đức rời bỏ quê hương để vào Việt Nam, xin vào chùa tu.
Tang lễ của bác Nguyễn Thị Lợi, mẹ của nhà hoạt động dân chủ Phạm Thanh Nghiên, đã hoàn tất.
Đó là ngôi chùa nổi tiếng vì nhiều chuyện huyền bí xảy ra. Nơi đó, có tiếng khóc, tiếng cười lúc nửa đêm của trẻ em...
Hẳn nhiên, không thể mơ chuyện toàn hảo được. Nhưng hãy suy nghĩ xem, vì sao thời trước 1975,
Đó là hình ảnh tưởng như chỉ gặp qua truyện cổ tích: trong khi một ni sư ngồi thiền, cọp tới nằm bên canh giữ.
Sự thật là thế: chỉ có cán bộ mới cần văn bằng giả. Nghĩa là, bằng giả là điều kiện cần, tuy chưa đủ,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.