Hôm nay,  

Mất Thương Hiệu, Mất Nước...

15/01/201500:00:00(Xem: 2697)

Chúng ta đã và đang mất quá nhiều... Và cơ nguy tương lai sẽ trắng tay.

Một thời chúng ta có Ải Nam Quan, bây giờ đã trở thành đất người. Một thời chúng ta có trọn Thác Bản Giốc, bây giờ là cưa đôi.

Một thời chúng ta có Núí Lão Sơn, có đảo Hoàng Sa... và bây giờ đã là của người ta.

Trong khi đó, kẻ lạ đi ngang nhiên trên đất ta, thải rắn lục đuôi đỏ, thả ốc bươu, thả hóa chất nguy hiểm, thả đủ thứ độc hại... và cả những bả vinh danh để chiêu dụ từ lãnh đạo cho tới đại gia.

Đó là chưa kể tới chuyện Hiệp Định Thành Đô 1990 đang giữ bí mật, hình như đã có lịch trình sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc.

Trong khi đó, lặng lẽ, thương hiệu Việt đang mất dần vào tay các doanh nghiệp Trung Quốc... và vào tay các doanh nghiệp Thái Lan. Nhưng có vẻ như nhiều doanh nghiệp Thái Lan chỉ là cánh tay nối dài cho đàn anh Bắc Kinh.

Báo Người Lao Động hôm Thứ Tư đã thương tiếc cho những “Thương hiệu Việt mất dần.”

Bản tin này viết:

“Vậy là chuyện thương hiệu điện máy tên tuổi Nguyễn Kim được bán cho Power Buy (công ty con, chuyên về bán lẻ của Tập đoàn Central Group - Thái Lan; nắm 49% cổ phần, giá 200 triệu USD) không còn là thông tin đồn thổi.

Thương vụ này nối dài danh sách mua bán, sáp nhập trong vài năm gần đây. Kịch bản quen thuộc là từ chỗ sở hữu một lượng cổ phần nhất định trong liên doanh, đối tác nước ngoài từng bước tăng vốn, sau đó thôn tính hẳn và trong hầu hết các trường hợp, thương hiệu Việt bị đổi họ thay tên.

Gần 15 năm trước, chúng ta thường nghe những spot quảng cáo với nhạc điệu, lời thoại rất hay của Prime. Đang lên như diều gặp gió, rất bất ngờ, năm 2013, thương hiệu gạch men cao cấp đóng đô ở Vĩnh Phúc này được bán cho Tập đoàn SCG của Thái Lan. Ông chủ người Việt sau 14 năm gầy dựng thương hiệu đã thu về 5.000 tỉ đồng, được cho là một món hời; Prime thì không còn nữa...


Những thương hiệu Việt rất được yêu quý khác như Tribeco (nước uống), Bibica (bánh kẹo), Phở 24 và Highlands Coffee... cũng đã bị thâu tóm, lần lượt bởi Uni-President (Đài Loan), Lotte (Hàn Quốc) và Jollibee (Philippines). Như được tiếp thêm sức, những thương hiệu ngoại sau cuộc trường chinh thu gom thương hiệu đã và đang tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt trong các lĩnh vực hoạt động của mình tại Việt Nam....

...Chúng ta đang vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhưng những thương hiệu Việt uy tín mất dần thì còn đâu sản phẩm tử tế để kêu gọi tin dùng! Cũng bởi điều này, có khi phải đặt lại vấn đề: Tinh thần kiến quốc của doanh nhân Việt còn được mấy phần?”(ngưng trích)

Có nên xem thương hiệu Toyota, Sony, Mitsubishi, Honda... đồng hóa với tự hào của dân tộc Nhật hay không?

Có nên xem thương hiệu Apple, Ford, Boeing... đồng hóa với tự hào của người Hoa Kỳ hay không?

Tương tự, câu hỏi chúng ta thấy rằng, khi thương hiệu đã toàn cầu hóa, chuyện mua bán đã theo quy luật thị trường để trao đổi... tất nhiên phải chấp nhận chuyện bán thương hiệu.

Câu hỏi nêu ra rằng, tới mức nào nên là giới hạn?

Thí dụ, Hoàng Sa trong thời toàn cầu hóa, hẳn là hạn chế bất khả di dịch, tuyệt nhiên không thể mua bán.

Nhưng, nếu Hiệp Định Thành Đô đã quyết định sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc vì “lợi ích của cuộc chiến vì lợi ích giai cấp vô sản toàn cầu,” các lãnh đạo Ba Đình tự tước bỏ “dòng máu Việt trong tâm” của họ.

Từ mất thương hiệu tới mất nước, chặng đường bao xa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.