Hôm nay,  

Sửa Văn Ngô Tất Tố?

18/12/201400:00:00(Xem: 3016)

Ai dám sửa văn của cụ Ngô Tất Tố?

Sau chuyện ồn ào về một ông kỹ sư sửa thơ trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, bây giờ tới phiên cụ Ngô Tất Tố bị tùng xẻo.

Ai dám làm như thế chớ? Họ nghĩ họ là “siêu nhà văn” và có toàn quyền xóa đi, sửa lại những ký ức văn học?

Thứ nhất là “chôm,” thứ nhì là “sửa văn” đối với các bản văn đã trở thành một mảng kinh điên của văn học sử.

Bản tin VnExpress hôm Thứ Tư có bản tin tựa đề “Gia đình nhà văn Ngô Tất Tố bức xúc về quyền nhân thân” trong đó ghi nhận:

“Vợ chồng con gái nhà văn Ngô Tất Tố cho rằng sách “Lều chõng” và “Việc làng”, do NXB Hội nhà văn và Nhã Nam ấn hành, vi phạm quyền nhân thân. Trong khi đơn vị thực hiện phủ nhận cáo buộc này.

Nhà văn Ngô Tất Tố sinh năm 1894, mất năm 1954. Đến nay ông mất đã 60 năm, nên quyền tài sản của ông đối với các tác phẩm không còn (Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định 50 năm). Tuy nhiên, quyền nhân thân được bảo hộ vĩnh viễn. Quyền nhân thân cho phép tác giả: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác phẩm”.

Tác phẩm Lều chõng xuất hiện lần đầu trên báo “Thời vụ” năm 1939, được Nhà xuất bản Mai Lĩnh in thành sách năm 1941. Còn Việc làng đăng lần đầu trên báo “Hà Nội tân văn”, được NXB Mai Lĩnh in thành sách năm 1940. Hai tác phẩm này được nhiều nhà xuất bản in lại nhiều lần. Gần đây, con gái nhà văn - bà Ngô Thị Thanh Lịch cùng chồng - ông Cao Đắc Điểm - lên tiếng về những bản in mà theo họ là bị cắt xén nhiều đoạn. Cụ thể, đó là hai bản Lều chõng và Việc làng do NXB Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành năm 2014. Cả hai cuốn đều nằm trong bộ “Việt Nam danh tác” do Nhã Nam thực hiện.


Trong buổi gặp với phóng viên VnExpress chiều 15/12, ông Cao Đắc Điểm cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến các bản in Lều chõng và Việc làng. Theo ông, bản in Lều chõng 2014 của Nhã Nam đã cắt bỏ gần 1.000 chữ và dẫn sai nội dung ở gần 20 chỗ so với bản đăng trên “Thời vụ” năm 1939. Ví dụ, bản 2014 của Nhã Nam cắt bỏ các đoạn: “Cô Nghè Thúy ngồi võng trong lễ vinh quy” - 79 chữ; đoạn “Bói Kiều” - 90 chữ; đoạn “xử phạt tội trai gái của một nho sĩ” - 196 chữ; đoạn “làm bài thuê ngay tại trường thi" - 282 chữ... Còn bản in Việc làng của Nhã Nam đã cắt bỏ hai đoạn văn, một ở “Phần VI - Góc chiếu giữa đình” và đoạn khác ở “Phần XII - Một tiệc ăn vạ”. Số chữ bị cắt là 789 chữ...”(ngưng trích)

Như thế, các sinh viên ngành vn chương, khi thực hiện các luận án Tiến Sĩ, luận án thạc sĩ... cần phải tham khảo bản gốc đã tuyệt bản, hay bản đang lưu hành đã bị sửa vô tội vạ bởi “các siêu nhà văn” kiểu mới?

Bên phía NXB Hội nhà văn và Nhã Nam cũng biện hộ rằng họ đã “in lại sách theo bản mà họ cho là bản in đầu tiên. Cụ thể, cuốn Lều chõng in theo bản của NXB Mai Lĩnh năm 1941, và Việc làng in theo bản của NXB Mai Lĩnh năm 1940.”

Tới đây, sẽ là vấn đề mới: bản văn nào là bản văn gốc?

Xin hỏi các nhà văn, rằng một cuốn tiểu thuyết, thí dụ, khi nhà văn cho tái bản có sửa chữa từ chính tác giả... và một thế kỷ sau, khi đời sau in lại, họ nên in theo ấn bản in lần đầu, hay nên in theo ấn bản có sửa chữa từ chính tác giả?

Và câu hỏi cho các Giáo sư văn học: bản nào sẽ dùng trong đại học? Hay nên dùng cả bản in lần đầu chưa sửa chữa, và bản tái bản có sửa chữa?

Còn gia đình người ta đó, có nên tham khảo người thân đang giữ gìn tài sản văn học đó hay không?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.