Hôm nay,  

Xin Được Đi Học

11/6/201400:00:00(View: 3415)

Bạn hãy hình dung là vì lý do sức khỏe nào đó, đứa con của bạn phải vào bệnh viện nằm hai tuần lễ... Có thể nằm viện 2 tuần là sẽ mất căn bản, ở lại một năm, vì không theo kịp chúng bạn.

Hôm nay đọc báo Dân Việt, biết tin hàng trăm em học trò phải nằm nhà 3 tháng rồi. Mà hướng bế tắc chưa xong.

Chuyện xảy ra ở quê hương cụ Nguyễn Du, và một nữ sinh nóng lòng nên gửi thư lên Chủ tịch nước, xin can thiệp.

Thư trên Dân Việt hôm 5-11-2014 trích như sau:

Lá thư tha thiết được đi học của nữ sinh Hương Bình gửi Chủ tịch nước

Trong khi học sinh cả nước đã tựu trường được 3 tháng thì gần 600 em tại Hương Bình – Hương Khê – Hà Tĩnh vẫn phải ở nhà vì phụ huynh phản đối việc giải thể trường THCS Hương Bình...

Khi người lớn còn tranh cãi về chính sách thì nguyện vọng được đi học, quyền lợi được đến trường của hàng trăm học sinh đang bị… bỏ ngỏ.

Các em đã viết thư gửi tới Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ GD ĐT Phạm Vũ Luận và các ban ngành đoàn thể bày tỏ nguyện vọng và mong muốn những người có thẩm quyền vào cuộc để giúp các em có thể đến trường.

Dân Việt xin trích đăng lá thư của em Trần Thị Hương Giang – học sinh lớp 8 trường THCS Hương Bình (cũ) gửi Chủ tịch nước.

Trong thư Giang viết:

Kính thưa bác, cháu tên là Trần Thị Hương Giang – học sinh lớp 8 trường THC Hương Hình – Hương Khê – Hà Tĩnh

“Lý do hôm nay cháu viết lá thư này cho bác để nói lên nỗi niềm, tâm sự của cháu. Thưa bác, cho đến hôm nay đã gần 3 tháng trôi qua cháu cùng toàn thể 265 học sinh trường THCS Hương Bình và 400 em nhỏ vẫn chưa được đến trường. Theo cháu được biết, quyết định của cấp trên thì trường THCS Hương Bình phải sát nhập vào hai trường đó là trường THCS Hòa Hải và trường THCS Phúc Đồng nhưng cháu và các bạn không thể đi học được.


Nếu đi học ở trường THCS Hòa Hải thì hàng năm xảy ra hàng chục lần lụt lội phải nghỉ học, đường đi lại khó khăn, chỉ cần một trận mưa lớn là lũ lụt lại tràn về. Mấy năm trước, có hai chú bộ đội về cứu trợ lương thực cho dân đã bị lũ cuốn trôi. Cả một đoạn đường dài không có nổi một nhà dân, không có nổi một chỗ sửa xe đạp thử hỏi chúng cháu đi học như thế làm sao an toàn được. Còn đi học ở trường THCS Phúc Đồng thì trường lại nằm ngay trên đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng cháu phải đi học trên đường cao tốc, hằng ngày có biết bao nhiêu xe cỡ lớn đi lại. Đó là chưa kể đến việc khoảng cách từ nhà tới trường có bạn phải đi tới 13 km. Đối với các em học sinh lớp 6, lớp 7 là điều không thể.

Thưa bác, cháu không hiểu vì sao trường chúng cháu vừa được công nhận là trường chuẩn quốc gia mà lại phải sát nhập. Theo cháu được nghe ông bà kể lại thì đây là ngôi trường có bề dày lịch sử đã hơn 100 năm...”(ngưng trích)

Thư còn dài, ý còn tha thiết đầy các nỗi lo. Em học trò Trần Thị Hương Giang cũng nói với báo Dân Việt: “Chúng cháu không biết đúng sai về chủ trương của người lớn nhưng 3 tháng nay không được đi học, chúng cháu nhớ trường nhớ lớp và các bạn lắm. Chỉ mong sớm được đi học thôi ạ”.

Không biết phản ứng từ cấp huyện, cấp tỉnh ra sao... Dĩ nhiên, Chủ tịch nước thì quá cao xa. Nhưng điều thắc mắc là Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo không lẽ không biết chuyện hàng trăm học trò ở nhà 3 tháng rồi. Và không lẽ im lặng.

Quê cụ Nguyễn Du dĩ nhiên là nhiều người hiếu học. Chớ để đất nước mất đi những tài năng tương lai, chỉ vì chuyện không sắp xếp trường ốc lớn lao gì.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.